Vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL: Khuyến cáo xuống giống dứt điểm trong tháng 12 để né hạn, mặn

Khuyến cáo nông dân xuống giống vụ lúa đông xuân trong các tháng 10 và 11, chậm nhất là tháng 12 nhằm né hạn, mặn xâm nhập vào cuối vụ. 

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), vụ lúa đông xuân 2021-2022, toàn vùng ĐBSCL sẽ xuống giống khoảng 1,6 triệu ha. 

Riêng đối với các tỉnh ven biển những vùng có diện tích dễ bị xâm nhập mặm cần xuống giống sớm trong đợt đầu.  

Việc bố trí lịch thời vụ xuống giống lúa sớm nhằm né hạn, mặn xâm nhập vào cuối vụ, khiến lúa dễ bị hư hỏng, sản lượng thấp. 

Theo đó, mùa khô năm 2022 được dự báo sẽ xảy ra sớm do đỉnh lũ năm 2021 chỉ ở mức báo động 1. Khi đó, hạn nặn sẽ xuất hiện sớm hơn mọi năm, đỉnh mặn rơi vào tháng 2 đến tháng 3/2022.

Vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL: Khuyến cáo xuống giống dứt điểm trong tháng 12 để né hạn, mặn
Vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL: Khuyến cáo xuống giống dứt điểm trong tháng 12 để né hạn, mặn

Được biết, Kiên Giang là tỉnh có diện tích gieo sạ lúa đông xuân lớn nhất vùng ĐBSCL, với kế hoạch 283.646 ha. 

Diện tích xuống giống chính sẽ tập trung trong tháng 11 và tháng 12 là phải dứt điểm. Tuyệt đối không gieo sạ từ tháng 1/2022  trở về sau nếu không người dân sẽ thua lỗ do sản lượng lúa không đảm bảo. 

Ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, để giảm chi phí sản xuất, giữ giá thành sản phẩm. 

Chú trọng vào quá trình làm đất, cải tạo mặt bằng và vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ bao, bơm nước và làm đất đúng lịch được khuyến cáo. 

Về cơ cấu giống lúa, đối với vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm, vùng gần biển có thể bị mặn xâm nhập sớm ở cuối vụ nên trồng các giống lúa: OM18, OM5451, GKG1, GKG5, GKG9,… vì thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch sớm. 

Những khu vực khác có thể sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn, như: ST24, ST25, Đài Thơm 8, Jasmine 85, OM6976, OM4900, lúa Nhật…

Một số khuyến cáo từ Bộ Nông nghiệp cho nông dân canh tác lúa 

  • Sử dụng giống mùa vụ, sạ thưa, sạ hàng với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy máy. 
  • Áp dụng các quy trình: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, ứng dụng IPM, công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại.
  • Cần xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng, né rầy để hạn chế bệnh vàng lùn hoặc lùn xoắn lá xảy ra. 
  • Không phun thuốc trừ sâu sớm trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây lúa, tránh sinh vật gây hại bộc phát ở giai đoạn sau.
  • Tăng cường sử dụng các loại phân bón có chứa canxi, silic để giúp lúa tăng sức chống chịu với sâu, bệnh, hạn mặn. 
  • Có thể sử dụng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng giúp rễ lúa phát triển để hấp thu dinh dưỡng và nước.
Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật