Gừng ế ẩm, giá 5.000 đồng/kg không ai mua, nông dân kêu cứu 

Đặc sản gừng Kỳ Sơn vào vụ thu hoạch, dù giá đã rớt xuống đáy nhưng vẫn không có ai mua khiến người dân gặp khó. 

Ở huyện miền núi vùng cao Kỳ Sơn - Nghệ An, với nguồn đất dồi dào, có nhiều vùng tiểu khí hậu cận ôn đới, thổ nhưỡng, hàm lượng cacbon hữu cơ cao nên rất có tiềm năng về nông nghiệp. 

Trong đó, cây gừng trồng ở nơi đây cho chất lượng sản phẩm đặc trưng, hàm lượng tinh dầu cao, nổi tiếng trên cả nước. Sản lượng gừng nơi đây còn giúp các hộ dân, dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Tuy nhiên, bà con nơi đây đang phải chịu tình cảnh “nóng” lên từng ngày vì nỗi lo được mùa, mất giá gừng. 

Được biết, đầu mùa thu hoạch gừng, gừng được thương lái thu mua ở mức 20.000đ/kg nhưng đến nay giá gừng đã rớt xuống đáy chỉ còn 4.000-6.000 đồng/kg. Giá gừng xuống thấp khiến nông dân cả tỉnh thấp thỏm lo lắng, phải kêu gọi “giải cứu”.

Vụ gừng năm 2021-2022, dự báo sẽ kết thúc vào tháng 4, với sản lượng thu hoạch khoảng hơn 5.400 tấn. Tính đến cuối tháng 3/2022, tổng sản lượng gừng trên địa bàn xã tồn đọng khoảng gần 100 tấn. 

Theo tìm hiểu, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gừng đang gặp phải nhiều khó khăn. Hiện gừng đã đến mùa thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua. 

Có thể thấy, mặc dù giá gừng xuống rất thấp nhưng người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa thể tìm được nguồn tiêu thụ. 

Không chỉ tại Kỳ Sơn mà Tam Hợp, cùng các xã như Hữu Khuông và Nhôn Mai (huyện Tương Dương) cũng còn tồn đọng hàng trăm tấn gừng, với giá bán rẻ không ai mua. 

"Hội nông dân huyện Kỳ Sơn đang thu mua của nông dân 5.000 đồng/kg. Năm nay gừng được mùa nhưng năng lực thu mua của huyện có giới hạn” – lãnh đạo huyện Kỳ Sơn nói. 

Được biết, sản phẩm gừng Kỳ Sơn mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019 nhưng do bối cảnh dịch bệnh kéo dài trên cả nước nên các đơn vị thu mua không mặn mà. 

Ngoài ra, hiện Kỳ Sơn chưa có cơ sở thu mua, chế biến tinh dầu xuất khẩu như cách làm của một số tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai. Việc này hạn chế nguồn tiêu thụ cũng như xuất khẩu hàng hóa sang các nước. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật