Giá ngũ cốc hôm nay được Food News ghi nhận biến động như sau:
Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 17/11
Giá đậu tương đóng cửa tăng hơn 1% lên mức 1257.25 cents/giạ. Giá đậu tương tại Chicago tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do nhu cầu nội địa và xuất khẩu đều tăng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 13 US cent lên 12,57-1/4 USD/bushel.
Được hỗ trợ từ diễn biến trái chiều với dầu đậu, giá khô đậu tương đã tăng mạnh 2.65% khi đóng cửa.
Giá dầu đậu tương giảm 1.31% khi không còn nhận được sự hỗ trợ từ giá dầu thô, bất chấp đà tăng của dầu cọ.
Ngô kỳ hạn tháng 12/2021 phiên vừa qua giảm 3/4 US cent xuống 5,76-1/2 USD/bushel. Giá ngô giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp do nông dân Mỹ sắp kết thúc vụ thu hoạch ngô bội thu.
Theo Hiệp hội Công nghiệp UNICA, sản lượng ethanol làm từ ngô của Brazil đang ở mức 7.7% tổng sản lượng ethanol.
Lúa mì tiếp nối đà tăng phiên thứ 5 liên tiếp và hướng tới mốc 630. Tại Nga, giá xuất khẩu lúa mì trong nửa sau của tháng 11 vẫn tiếp tục tăng mạnh và không nằm ngoài kỳ vọng của thị trường.
Giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông tiếp tục tăng đạt mức cao nhất 9 năm do nguồn cung trên toàn cầu bị thắt chặt.
Theo đó, lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 9-1/4 US cent lên 8,26-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,29-1/2 USD/bushel, cao nhất nhiều năm.
Nhập khẩu ngô 10 tháng năm 2021 giảm về lượng nhưng tăng kim ngạch
Theo đó, nhập khẩu ngô các loại của cả nước trong 10 tháng năm 2021 đạt 8,5 triệu tấn, trị giá 2,41 tỷ USD, giá trung bình 283 USD/tấn, giảm 14,7% về khối lượng, nhưng tăng 21,2% kim ngạch và tăng 42% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Argentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam, trong tháng 10/2021 lượng nhập khẩu tăng 22,5% về lượng và tăng 13,6% về kim ngạch, nhưng giá giảm 7,3% so với tháng 9/2021.
Đứng sau thị trường chủ đạo Argentina là thị trường Brazil đạt 1,48 triệu tấn, tương đương 334,21 triệu USD, giá 226,4 USD/tấn, giảm 22,4% về lượng, nhưng giảm 9,1% kim ngạch nhưng giá tăng 17%,