Phương pháp xử lý bệnh đốm dầu trên cây cam quýt

Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Bệnh làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và làm giảm giá trị thương phẩm. Ở nước ta, bệnh đốm dầu trên cam quýt xuất hiện khá nhiều gây hại cho cây, nhất là vùng ĐBSCL.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển 

Bệnh đốm dầu cam quýt do nấm Mycosphaerella citri gây ra. Bệnh lây lan theo gió, theo nước… Bệnh thường phát triển mạnh trong vùng nhiệt đới mưa nhiều, có nhiệt độ và ẩm độ cao > 90%, hoặc thời tiết có nhiều mây mù, âm u, mưa dầm…

Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, rậm rạp, kết hợp với vườn bị rợp bóng cây khác, nên luôn ẩm thấp… thì bệnh cũng thường nặng. Chính vì vậy, bệnh thường phát triển mạnh từ tháng 6 tới tháng 10 hàng năm. Mùa đông lạnh ở các tỉnh phía Bắc, bệnh thường dừng phát triển.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh

Bệnh tấn công vào các bộ phận của cây cam quýt như lá, cành, quả. Tuy nhiên, thường gây hại nặng ở lá cây cam quýt trưởng thành. Vết bệnh lúc đầu ở mặt dưới lá, có màu từ vàng đến nâu sẫm, đến đen và hơi nổi lên.

Khi các vết bệnh phát triển, chúng trở nên sẫm màu hơn và một đốm xanh tương ứng sẽ xuất hiện ở mặt trên của lá. Sau đó vết bệnh trên mặt lá cũng biến vàng, sẫm màu dần và chuyển màu đen nhờn bẩn. Các lá bị hại nặng sẽ rụng sớm trong mùa thu và mùa đông, làm giảm sức sống và năng suất của cây. 

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao

Để quản lý bệnh đốm dầu trên cam quýt, cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được. Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống, làm luống theo hướng đông - tây để các cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày, giúp vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

Có hệ thống tiêu nước thật tốt sau khi mưa hay tưới, tránh nước tồn đọng, sẽ tạo độ ẩm cao trong vườn. Tỉa những cành sâu bệnh trước mùa mưa, hay trước khi vào vụ mới để vườn được thông thoáng, tránh để vườn rậm rạp. Bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm để cây khỏe mạnh.

Sử dụng SPC-CAL để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho cây, giúp tăng sức chống chịu. Canxi còn làm giảm độ chua đất và chống xốp trái, nứt trái. Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp vi lượng cần thiết để tăng sức chống chịu sâu bênh, vừa làm tăng chất lượng trái.

Kiểm tra vườn cây thường xuyên để nắm chắc tình hình bệnh hại nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Khi phát hiện thấy vườn chớm bị bệnh, nên phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: CLEARNER 75WP, hoặc DIPOMATE 430SC, hay SAIZOLE 5SC, nên phối hợp từng loại với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để hạn chế sự thâm nhập của nấm và kéo dài hiệu quả phòng trừ.

Đánh giá:  
2.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật