Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc tập tục cúng bánh trôi nước

Là người Việt Nam, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với dịp Tết Hàn Thực vào 3/3 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt có truyền thống cúng bánh trôi nước và thưởng thức món bánh mềm dẻo này cùng với những người thân trong gia đình. Vậy tập tục này có ý nghĩa là gì? Câu truyện đằng sau tập tục cúng bánh trôi nước như thế nào? Cùng Food Smile tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa tục cúng bánh trôi ngày Tết Hàn thực

Theo phân tích từ những nhà nghiên cứu văn hóa và phong tục tập quán Việt, món bánh trôi, chè trôi nước được sáng tạo xuất phát từ nhu cầu thưởng thức những món ăn có tính thanh mát trong những ngày thời tiết tháng 3 Âm nóng bức, oi ả. Đây là thời điểm chuẩn bị vào hạ nên tiết trời thường khiến chúng ta muốn ăn những món chè ngọt mát để giải nhiệt. Ngày Tết Hàn Thực được cha ông ta quy định là ngày 3/3 Âm lịch. Do đó, món bánh trôi đã được chọn để làm đồ cúng cho tổ tiên trong dịp tết này. 

Bên cạnh sự phù hợp về tính chất của món ăn, tập tục cúng bánh trôi nước còn thể hiện nhiều hàm ý đầy sâu sắc. Như chúng ta đều biết, Việt Nam vốn được biết đến là quốc gia có nền văn minh lúa nước. Người dân Việt luôn tự hào về sự trù phú, màu mỡ của những cánh đồng và thành phẩm là những gạo thơm, dẻo cực chất lượng. Chính vì vậy, ông bà ta đã sáng tạo ra một công thức làm bánh từ những hạt gạo nếp - một trong những loại nông sản tinh túy nhất của nông nghiệp Việt. 

Bánh trôi truyền thống có màu trắng mướt của bột gạo nếp và hình dáng tròn nhỏ, vị mềm dẻo ngọt mát
Bánh trôi truyền thống có màu trắng mướt của bột gạo nếp và hình dáng tròn nhỏ, vị mềm dẻo ngọt mát

Để thu hoạch được những hạt gạo nếp thơm ngon, làm nên những chiếc bánh mềm dẻo, người nông dân phải tốn nhiều công sức, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng. Việc cúng tổ tiên những chiếc bánh làm từ hạt gạo cũng như một cách thể hiện rằng, con cháu luôn muốn đem những gì trân quý nhất tới ông bà đã khuất của mình. Dùng những hạt gạo chất lượng để làm bánh là một cách thể hiện lòng biết ơn của những người dâng cúng. 

Truyền thuyết về tục cúng bánh trôi

Mỗi một dịp lễ, tết của người Việt đều gắn với một truyền thống, phong tục đã có từ thời xa xưa và Tết Hàn Thực cũng không phải ngoại lệ. Đã từ lâu, ngày 3/3 được coi là một dịp để con cháu thể hiện sự biết ơn với cội nguồn và những người đã khuất. Thoạt nhìn vẻ bề ngoài, nhiều người thường nhầm lẫn bánh trôi truyền thống chính là bánh trôi Tàu. Tuy nhiên, món ăn chứa đầy phong vị độc đáo của tập tục Việt này lại có những điểm khác biệt nhất định. Bánh trôi Việt thường được ăn dạng khô còn bánh trôi Tàu lại được thưởng thức kèm nước dùng. 

Món bánh trôi Tàu có cách làm tương tự với món bánh chay đậu xanh của người Việt

Ít ai ngờ rằng, loại bánh giản dị, mộc mạc này lại có mặt trong nền văn hóa Việt từ hàng ngàn năm nay. Cụ thể, món bánh trôi đã bắt đầu phổ biến từ thời Hai Bà. Câu chuyện được tương truyền rằng, vào thời điểm Hai Bà chuẩn bị ra trận, họ đã tình cờ được thưởng thức món bánh trôi do một bà lão nghèo dâng kính. Từ đó mà tục cúng bánh trôi nước cũng bắt đầu từ một Lễ hội Hai Bà Trưng vào ngày 6/3 tại khu vực xã Hát Môn - quê hương của Hai Bà. 

Bánh trôi được biến thể thành bánh trôi ngũ sắc nhờ sự tận dụng cây cỏ thiên nhiên của và khả năng sáng tạo của các bà nội trợ
Bánh trôi được biến thể thành bánh trôi ngũ sắc nhờ sự tận dụng cây cỏ thiên nhiên của và khả năng sáng tạo của các bà nội trợ

Dù có nhiều câu chuyện truyền miệng khác nói về lịch sử của tập tục cúng bánh này nhưng nguồn gốc của truyền thống chắc chắn có từ thời Hai Bà. Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy được một nền văn hóa tràn đầy tinh hoa và bề dày lịch sử. 

Dưới đây là chia sẻ cụ thể của Food Smile về những thông tin liên quan đến ý nghĩa và nguồn gốc của tập tục cúng bánh trôi nước hàng năm mỗi dịp Tết Hàn Thực 3/3 Âm lịch. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về phong tục của dân tộc ta trong ngày 3/3 hàng năm, từ đó có kế hoạch chuẩn bị bánh và cúng tổ tiên, tưởng nhớ cội nguồn .

Đánh giá:  
3.2 / 5  (12 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật