Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và đặc trưng của tết Hàn thực 3/3 Âm lịch

Vào ngày tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch) các gia đình thường bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay, bánh quả nhót,... Tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc thực sự của ngày này. Vậy tết Hàn thực là gì? Trong bài viết này Food Smile sẽ giải thích rõ cho bạn đọc về vấn đề trên. 

Tết Hàn thực là gì? 

Tết Hàn thực là gì

Tết Hàn thực là ngày tết chỉ kéo dài trong một ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch (đây là loại lịch sử dụng riêng cho Việt Nam và một số quốc gia Châu Á) hàng năm. Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch thường rơi vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 4 dương lịch. Trong tiếng hán hay tiếng nôm chữ "Hàn" có nghĩa là lạnh, còn "thực" có nghĩa là thực phẩm, đồ ăn. Do đó, nghĩa của Hàn thực được hiểu đơn giản là thức ăn lạnh. Vào dịp tết Hàn thực các món ăn chủ yếu là mát và lạnh. Ở Việt Nam, những món ăn như bánh trôi, bánh chay, bánh nhót thường được sử dụng trong dịp tết này. 

Nguồn gốc của tết Hàn thực 

Nguồn gốc của ngày tết Hàn thực xuất phát từ Trung Quốc 

Nguồn gốc của tết Hàn thực có nguồn gốc từ điển tích cổ của Trung Quốc. Vào đời Xuân Thu (770-221) vua Tấn Văn Công của nước Tần gặp loạn nên phải bó nước đi lưu vong nay ở nước Tề, mai ở nước Sở. Lúc này có một vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi theo phò trợ giúp vua trên con đường lánh nạn. Một hôm, khi lương thực cạn kiện, Giới Tử Thôi phải cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu lên dâng vua. Biết chuyện, vua vô cùng cảm kích. Giới Tử Thôi theo phò tá Vua Tấn Văn Công trở thành vua của nước Tấn. Vị vua này ban thưởng rất hậu hĩnh cho các công thần nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. 

Sau này vì không ham vinh hoa phú quý mà Giới Tử Thôi đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công muốn thúc ép Tử Thôi quay về nên ra lệnh đốt rừng. Tử Thôi và mẹ không những không quay trở về mà tình nguyện chết cháy. Nhà vua vô cùng ân hận, từ đó ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch (ngày mất của Tử Thôi) hằng năm dân chúng bị cấm sử dụng lửa để nấu ăn, đồ ăn phải được chuẩn bị trước từ đó ngày tết Hàn Thực ra đời. 

Đặc trưng của tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch 

Tết Hàn Thực ăn món gì là câu hỏi nhiều người hỏi, vào ngày tết Hàn Thực các gia đình Việt sẽ xay bột, nấu đỗ xanh làm bánh trôi, bánh chay, xôi chè dâng lên lễ Phật và gia tiên tiền tổ. Đây là dịp con cháu đời sau thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân. 

Đặc trưng của tết Hàn thực 

Các món ăn trong ngày này đều có đặc điểm chung là có tính hàn, thanh mát và ăn ngon miệng nhất khi nguội. Bánh trôi và bánh chay là 2 món ăn đặc trưng được lưu truyền qua các thế hệ của người dân các tỉnh miền Bắc trong dịp tết Hàn thực. Bánh trôi, bánh chay được làm từ nguyên liệu bột nếp xay từ loại nếp thơm, dẻo nhất. Sau đó trộn đều với nước theo một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp mịn, trắng. Nhân bánh trôi là những viên đường mật ngọt lịm, còn nhân bánh chay là đậu xanh xào nhuyễn cùng cùi dừa nạo sợi. Dưới bàn tay khéo léo tạo thành những viên bánh tròn. Khi luộc bánh cần chú ý lượng nước để bánh chín đều, không bị nhão hoặc sống. Bánh trôi bánh chay mang ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam. 

Tết Hàn thực là dịp để con cháu nhìn về cội nguồn lịch sử, về những chiến thắng hào hùng của dân tộc. Theo quan niệm dân gian, nhân bánh được cắt hình vuông, vỏ bánh được nặn hình tròn thể hiện cho sự cân bằng âm dương. Đồng thời còn mang ý nghĩa mong muốn cho một năm mưa thuận, gió hòa vạn sự hanh thông. 

Tết Hàn thực và tết Thanh minh có phải là một không? 

Có nhiều người thắc mắc liệu tết Hàn thực có phải là tế thanh minh không? Theo tương truyền của người Trung Quốc cổ thì Tết thanh minh được tổ chức bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, do đó tết Hàn thực sẽ trùng với tết Thanh Minh. Tuy nhiên, tùy vào văn hóa của mỗi quốc gia do đó tết Thanh Minh và tết Hàn thực thường được tách biệt về ý nghĩa. Vào ngày Hàn thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch) các gia đình thường làm các món ăn mang tính hàn như bánh trôi, bánh chay để dâng lên thờ Phật hay ông bà tổ tiên. Chỉ thực hiện tại gia đình và không có xu hướng đi xa. 

Tết Hàn thực và tết Thanh Minh khác nhau

Ở Việt Nam, tết Thanh Minh hay còn được gọi là ngày lễ Tảo Mộ, đây là dịp con cháu đến thăm nom, chăm sóc nơi an nghỉ của những nguwofi dã khuất. Trong ngày tết Thanh Minh mọi người sẽ di chuyển đến nơi chôn cất để dâng nén hương, hoa quả. Tết Thanh Minh được xem là ngày lễ quan trọng để con chất tỏ lòng thành kính, sự quan tâm đối với ông bà tổ tiên. Tết Hàn thực thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-4 ngày, trong khi đó tết Thanh Minh có thể kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày. 

Tết Hàn thực là dịp các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau để cùng nhau ôn lại những chuyện cũ và thưởng thức những món ăn ngon. Tết Hàn Thực thường trùng với tết Thanh Minh cũng khiến chúng ta liên tưởng về các câu chuyện liên quan đến người đã khuất. Thông qua dịp này hằng năm mà ông bà cha mẹ có cơ hội giáo dục con cháu luôn giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. 

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã giải đáp được vấn đề Tết Hàn thực là gì. Những truyền thống tốt đẹp tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt. Để mỗi dịp mùng 3 tháng 3 âm lịch người người nhà nhà lại háo hức chuẩn bị những đĩa bánh chưng, bánh trôi ngon, thơm để dâng lễ lên Phật và ông bà tổ tiên. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật