Cách làm nước lẩu thái hải sản với công thức đơn giản tại nhà

Thưởng thức món lẩu thái hải sản chua cay trong ngày đầu đông hơi se lạnh quả là một ý tưởng tuyệt vời. Chẳng quá khó để có thể tự mình thực hiện cách làm nước lẩu thái hải sản và có ngay một nồi lẩu hấp dẫn để cùng gia đình cùng ngồi quây quần bên nhau.

1. Nguyên liệu nấu lẩu Thái hải sản chua cay

- 1 kg xương ống

- Mực, thịt bò, ngao, tôm (tùy theo số người ăn)

- Nấm rơm, ngô, đậu phụ, rau muống, cải thảo.

- Riềng, hành tây, lá chanh, tỏi, ớt cà chua, sả.

- 2 quả chanh dùng để vắt lấy nước cốt

- Gói gia vị lẩu THÁI, hạt nêm, đường, sa tế, nước mắm

Cách làm lẩu thái hải sản chua cay

2. Cách làm nước lẩu thái hải sản

Hướng dẫn cách làm nước lẩu thái hải sản ngon với #4 bước làm thật đơn giản và dễ dàng:

2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Tôm sơ chế thật kỹ, bỏ đầu, cắt đuôi, rút chỉ. Mực sau khi rửa xong thì thái thành những khoanh tròn hoặc khía vẩy rồng và bố trí thật đẹp trên đĩa.

- Ngao ngâm trong nước có bỏ thêm 2 quả ớt thái nhỏ để ngao dễ dàng nhả bớt bùn đất ra ngoài. Nấm rơm rửa sạch rồi chần qua nước sôi để nấm nở to hơn.

- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng để khi nhúng vào nước lẩu sẽ nhanh tái và ngon hơn.

- Rau muống nhặt và rửa sạch; cải thảo và ngô thái thành những khúc nhỏ kích thước khoảng 4cm.

- Đậu cắt khối nhỏ; sả đập dập rồi cắt khúc; riềng rửa sạch, thái lát; lá chanh vò nát; hành tây và cà chua rửa sạch, bổ thành các múi cau.

2.2. Bước 2: Cách làm nước lẩu thái hải sản ngon

- Xương ống sau khi rửa sạch, cho vào nồi chần sơ trong nước sôi hoặc đun đến khi thấy sủi bọt thì gạn nước đi sẽ giúp nước dùng trong hơn và bớt mùi hôi. Ninh xương trong khoảng 1 tiếng để lấy nước dùng.

Sơ chế nước dùng ăn lẩu

- Phi thơm hành tây và tỏi, bỏ vài cọng sả cây và lá chanh vào xào thơm, sau đó cho ớt và cà chua vào đảo đều. Khi cà chua đã chín sơ thì tắt bếp.

- Nước ninh xương vừa làm xong, bạn cho vào nồi cà chua và đun đến khi nước dùng sôi lên thì vớt lá chanh và sả ra ngoài. Nếu muốn nước dùng lẩu Thái hải sản có vị chua cay đậm đà thì chỉ cần cho nước cốt chanh và ớt nhiều hơn một chút.

- Nêm nếm gia vị cho nước lẩu gồm: 1 thìa sa tế, 1 thìa muối, 2 thìa bột ngọt, đường và nước cốt chanh.

2.3. Bước 3: Làm nước chấm lẩu thái hải sản

Để làm nước chấm lẩu, bạn cho vào bát 2 thìa nước tương, 2 thìa cafe đường, 1 thìa cafe dầu mè, một ít ớt thái nhỏ và hạt mè, trộn đều các nguyên liệu là xong.

2.4. Bước 4: Bày lẩu lên bàn và thưởng thức

Đến đây bạn chỉ cần đặt nồi lẩu lên bàn, bày hải sản và rau củ xung quanh. Khi ăn chỉ cần bỏ từng nguyên vào nồi nước lẩu đang sôi và thưởng thức.

>>>> Video cách làm nước dùng lẩu Thái hải sản tại nhà

3. Một vài mẹo nấu lẩu Thái ngon hơn

- Thêm lá chanh và chút sả sẽ làm nồi lẩu Thái của bạn dậy mùi hơn. Vì thế đừng quên 2 nguyên liệu này nhé.

- Không nên nêm nhiều gia vị khi cho ngao vào nồi nước lẩu. Nêm nhạt sẽ giúp nước ngao ăn vừa miệng hơn.

4. Lưu ý khi ăn lẩu Thái

Với những người có bệnh hay triệu chứng bệnh liên quan tới dạ dày, đường tiêu hóa, không nên ăn lẩu Thái vì loại lẩu này có vị cay, nóng do có ớt, riềng, sả. Vị cay và nóng sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày cũng như tụy.

5. Rau ăn kèm lẩu Thái hải sản 

Khi ăn kèm với rau, hương vị của món lẩu Thái sẽ ngon hơn, tăng độ phong phú về hương vị cho món ăn.

5.1. Rau cần nước

Rau cần nước khi ăn kèm với lẩu Thái hải sản rất ngon. Ở làng quê Việt Nam, rau cần nước rất quen thuộc, được trồng khá nhiều. Vì thế rất là tiện lợi khi bạn dùng thêm rau cần nước khi thưởng thức lẩu Thái.

Lưu ý khi sơ chế rau cần trước khi ăn nhé. Rau phải được nhặt sạch rễ, rửa thật sạch để bỏ chất bẩn, và khi ăn thì cắt thành các đoạn nhỏ vừa ăn.

Không nên ăn rau khi còn sống và cũng không nên để rau chín nhừ. Ăn khi chín tái sẽ giữ được độ giòn và ngọt của rau cần.

Rau ăn kèm lẩu Thái

5.2. Rau chuối

Rau chuối được chế biến từ hoa chuối. Không khó để mua được rau chuối vì loại rau này được bày bán rất nhiều ở chợ, đặc biệt là ở quê vì chuối được trồng rất nhiều.

Rau hoa chuối thường được sử dụng như nguyên liệu làm món nộm, ăn rất ngon, đặc biệt là khi ăn kèm với lẩu. Vì thế đây là loại rau thường được dùng ăn kèm với món lẩu.

Rau chuối có vị thơm, bùi bùi, càng ăn bạn sẽ lại càng thích. Mùi vị của rau chuối kết hợp với hương vị chua cay của lẩu Thái, bạn sẽ có một món ăn có mùi vị rất tuyệt.

Khi sơ chế, bạn thái rau theo hình tròn nhỏ, rửa sạch, rồi chỉ cần bày hoa chuối đã thái lên đĩa và ăn kèm cùng lẩu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại rau như cải thảo, rau muống… Tùy vào khẩu vị của gia đình mà bạn có thể lựa chọn các loại rau ăn kèm lẩu Thái hải sản khác nhau.

Chỉ cần tưởng tượng mọi người cùng ngồi bên nồi lẩu nóng ấm, cùng xuýt xoa khi thưởng thức hương vị cay cay chua chua của nước lẩu, ngon ngọt của hải sản, tươi ngon của rau, hẳn là ai cũng thấy thích thú vô cùng. Cách làm nước lẩu thái hải sản thật quá đơn giản phải không? Còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung món lẩu Thái hải sản vào thực đơn cuối tuần cho gia đình mình đi nào.

Food.com.vn

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật