Ẩm thực Hàn Quốc: Vì sao người Hàn Quốc lại ăn tỏi mỗi ngày?

Tỏi là 1 thứ không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc. Không chỉ nấu cùng món ăn, người Hàn Quốc còn ăn tỏi sống hàng ngày.

Tỏi là loại gia vị không hề xa lạ với chúng ta. Đối với người Hàn Quốc, tỏi không chỉ đơn giản là một loại gia vị, một loại thuốc hay một sản vật nông nghiệp. Tỏi chính là một trong những yếu tố tạo nên linh hồn của ẩm thực nơi đây. Tỏi được sử dụng để chế biến hầu hết các món ăn, dưới nhiều dạng hình thức khác nhau. Chính vì vậy không quá ngạc nhiên khi Hàn Quốc trở thành quốc gia có mức tiêu thụ tỏi rất cao trên thế giới.

Riêng năm 2017 tại Hàn Quốc, mức tiêu thụ tỏi bình quân đầu người đạt 6,2kg/ tháng. Trong khi đó, ở một số quốc gia khác, con số này chỉ là trên dưới 1kg/người/ tháng. Và tại quốc gia hơn 51 triệu dân này, thời điểm tiêu tiêu thụ tỏi nhiều nhất cũng chính là vào mùa Kimjang - mùa làm kim chi.

Bên cạnh những ưu điểm về sức khỏe của tỏi như phòng và điều trị cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch, có tính sát khuẩn cao, tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn gây bệnh ngoài da mụn, sẹo mụn, dị ứng, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh lý về tim mạch, chuyển hóa, huyết áp cao, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây ung thư. Tỏi còn rất tốt cho xương khớp, lọc độc tố trong máu, hỗ trợ thúc đẩy các cơ chế bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự oxy hóa nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nhận thức, trí nhớ, điều chỉnh tốt lượng đường trong máu...

Tỏi còn góp phần làm tăng hương vị món ăn. Không khó để bắt gặp hình ảnh những người Hàn Quốc ăn sống những tép tỏi một cách ngon lành. Họ cảm thán vị ngon của tỏi như cái cách những em bé được ăn những viên kẹo ngọt. 

Người Hàn Quốc ăn tỏi mỗi ngày. Và việc lựa chọn được loại tỏi ngon cũng rất quan trọng. Tỏi phải căng bóng, và dày, chắc. Tỏi không bị thối hay có mầm. Và tất nhiên, họ cũng quan tâm đến nguồn gốc của loại từng loại tỏi trước khi mua.

Người Hàn Quốc sẽ bóc vỏ và rửa sạch tỏi rồi để ráo nước, bảo quản ngăn mát tủ lạnh trong hộp có nắp kín hoặc túi ni lông trong suốt. Tỏi được xay hay được đập dập rồi trải mỏng trong túi ni lông, hoặc màng bọc thực phẩm, để vào ngăn đông đến khi có độ cứng vừa đủ, rồi cắt thành từng viên tỏi và để vào hộp có nắp đậy kín.

Tỏi được bảo quản hộp này trong ngăn đông, khi nấu ăn chỉ cần lấy từng viên tỏi ra, vừa đơn giản lại nhanh gọn. Đặc biệt, với cách này, tỏi vẫn giữ nguyên được hương vị và chất lượng.

Ở Hàn Quốc, với mỗi món ăn khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau thì loại tỏi được sử dụng cũng không giống nhau.

Vào khoảng tháng 7 âm lịch, hạt giống tỏi từ Tây Ban Nha và Đài Loan sẽ được nhập về Hàn Quốc. Các bác nông dân đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ để bắt đầu trồng vụ tỏi mới. Người nông dân gọi tỏi này là Chil-wol maneul. Đến khoảng giữa tháng 5 năm sau, loại tỏ này sẽ được thu hoạch. Người Hàn Quốc không sử dụng loại tỏi này để muối kim chi. 

Với loại tỏi nhập từ Đài Loan, những tép tỏi không mọc khít vào nhau, người Hàn gọi là Beol maneul. Loại tỏi này rất cay. Tỏi này được sấy khô sau đó làm bột tỏi.

Tỏi nhập từ Tây Ban Nha gọi là Jang-ajji maneul. Jang-ajji là từ để chỉ chung các món rau, củ như dưa chuột, củ cải, tỏi... được ướp, ngâm trong nước mắm, nước muối, nước tương hay tương đậu, tương ớt...

Tỏi Jang-ajji maneul có đặc điểm, bên trong mỗi tép tỏi lại có vẻ như có 1 tép tỏi khác. Người ta dùng tỏi này để làm món tỏi ngâm.

Tỏi ngâm ngon nhất là ngâm cả củ. Nhưng gần đây, do sự bận rộn và sự bất tiện khi ăn tỏi ngâm phải qua công đoạn bóc vỏ nên người Hàn chỉ cần ngâm tép tỏi thôi. Tỏi ngâm cũng bảo quản và sử dụng được trong cả năm.

Còn giống tỏi trong nước sẽ được trồng vào khoảng từ ngày 20 tháng 10 đến đầu tháng 11 hàng năm. Trước thời điểm này, đất đai đã được cày xới tơi xốp và được ủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Vào khoảng ngày 22, 23 tháng 10 Dương lịch có ngày Sương giáng là một trong 24 tiết khí, giữa Hàn lộ và Lập đông, sương mù dày đặc, độ ẩm cao, ban đêm nhiệt độ rất thấp. Người ta gọi loại tỏi được trồng vào thời điểm này là Ga-eul maneul. 

Vào khoảng ngày 15 đến 20 tháng 6 năm sau, những người nông dân thu hoạch tỏi "mùa thu". Tỏi trong nước gọi là Yugjjog maneul. Yugjjog maneul có đặc điểm củ đầy đặn, các tép tỏi mọc khít nhau, thường mỗi củ tỏi có từ 6, 7 hay 8 tép tỏi. Và đây chính là loại tỏi được người Hàn sử dụng nhiều nhất để muối kim chi.

Tỏi được trồng nhiều nhất ở Namhae và Deagu. Tại Namhae, loại tỏi nổi tiếng là Seoseon maneul , còn ở Daegu là Uiseong maneul. Ở Hàn Quốc, nông sản rất đa dạng, phong phú và chất lượng. Tỏi chỉ là một trong số những mặt hàng nông sản như vậy.

(Nguồn: Facebook Joo Hyung) 

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật