Cách dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ khi nhà có trẻ nhỏ

Với các gia đình có trẻ nhỏ, việc giữ gìn nhà cửa gọn gàng là điều hơi khó khăn bởi trẻ nhỏ chưa có thói quen dọn dẹp và đồ đạc rất nhiều. Nếu bạn còn đang phân vân không biết dọn dẹp như thế nào thì Food Review sẽ gợi ý cho bạn. 

"Làm sao 3 đứa con, không có giúp việc mà nhà cửa vẫn ngăn nắp?" là câu hỏi mình thường nhận được từ anh chị em bạn bè. Công việc hiện tại không cho phép chị Nguyễn Kim Dung sinh sống tại Hà Nội làm việc tại nhà, chủ động được thời gian. Chị đã gặp khó khăn vì cả 3 bé nhà mình đều dưới 5 tuổi, hiện vì dịch nên không thể đến trường. Chị đã loay hoay tìm cách cân bằng cả 3 việc chăm sóc con, công việc của bản thân, chăm sóc nhà cửa bếp núc. Chị Dung đã mày mò tự học cách sắp xếp nhà cửa để có thể cân đối được mọi việc; nhưng tựu chung lại có 1 vài mẹo nhỏ như sau. 

Trước khi đi ngủ ngày hôm trước, hãy nghĩ sẵn hôm sau, thậm chí hôm sau nữa chị sẽ làm gì, nấu món gì. Thường cách ngày chị Dung sẽ đi chợ 1 lần, những ngày không đi chợ chị sẽ tập thể dục và lau nhà. Trong ngày, những lúc các con tự chơi, chị Dung sẽ tranh thủ nấu ăn, giặt giũ. Khi các con ngủ chị sẽ làm việc. 

"Ai ở đâu ở đó"

Đó là nguyên tắc chị Dung đề ra trong nhà dành cho...các đồ vật. Mỗi món dù là nhỏ nhất mình đều quy định "chỗ ở" cụ thể và các thành viên trong nhà kể cả các bé đều tuân theo. Lấy ra dùng xong cất đúng vào vị trí cũ, vừa thuận tiện trong việc sử dụng và tiết kiệm cực nhiều công sức dọn dẹp.

Bớt mua sắm linh tinh

Trước, chị cũng là tín đồ mua đủ thứ linh tinh về và rồi vứt xó. Khi có đông con, chị thấy không nên lãng phí vào những việc như vậy và chỉ mua những đồ cần thiết, không ham sưu tập. Bớt mua đồ linh tinh, bớt rất nhiều công sức dọn dẹp. 

Đồ đạc nên đơn giản

Chị luôn chọn những món đồ có màu trung tính, kiểu dáng đơn giản, ít chi tiết vì đó là những món dễ mang đến hiệu ứng thị giác sạch sẽ, gọn gàng và khi lau chùi cũng rất dễ. Việc ăn uống cũng đơn giản đi để tiết kiệm thời gian. Chị thường nấu chỉ 1-2 món nhưng đảm bảo dinh dưỡng đủ nhóm chất, thời gian còn lại để dành làm việc khác. 

Máy móc thật tuyệt vời khi bạn biết tận dụng chúng

Chị Dung không có giúp việc nên mọi thứ đều nhờ tới máy móc. Chị mua máy hút bụi tự động, máy giặt, máy rửa bát, máy lau nhà...Theo chị đó là cách để chị tiết kiệm thời gian nhất là khi nhà có trẻ con chúng nó làm rơi/đổ các thứ liên tục.

Bày trí nhà cửa gọn gàng. 

Với phòng khách, nhà chị bài trí đơn giản, các đồ vật cũng lựa chọn kiểu dáng đơn giản và có màu gỗ trung tính. Các loại xe của trẻ con, chị để ngoài sảnh, không cho vào trong nhà và các bé cũng tuân thủ điều đó. Các loại xe nhún, xe tập đi...thường các bé rất nhanh chán và có thời gian sử dụng ngắn, chị thường mượn hoặc đi thuê các loại xe này để tiết kiệm tài chính và rất tiện trong việc dọn dẹp. Chị hạn chế bày đồ trên bàn, chỉ để khay đồ decor xinh xinh như vậy. Tủ trong phòng khách có thể tận dụng để đồ chơi của con, các loại hương/lễ tiền thắp hương, máy chơi game...

Với phòng bếp, chị luôn tuân thủ nguyên tắc "Ai ở đâu ở đó".  Đồ dùng nấu nướng dùng xong tới đâu rửa tới đó hoặc tráng qua xếp ngay vào máy rửa bát, không để lung tung trên bàn bếp. Đồ ướt như găng tay rửa bát, giẻ rửa bát, tạp dề, khăn lau tay...dùng xong chị mang ra ban công phơi luôn, không để trong bếp. Chai lọ gia vị các loại tuyệt đối không bày lên mặt bếp mà quy định chỗ để riêng.

Quanh khu vực bếp nấu là xoong nồi các loại và kệ gia vị. Rất tiện khi thao tác nấu ăn và dọn dẹp. Phía bên phải chị Dung cất các loại nồi điện, máy vắt cam, nồi nấu chậm...còn xoong chảo hay dùng mình xếp ngăn kéo ngay dưới bếp. Kệ gia vị mình để các loại gia vị dùng hằng ngày và hành, tỏi khô.

Phía trên bếp là các loại đồ khô như các loại đậu, lạc, vừng; gia vị chế biến tẩm ướp các món ăn, mì, miến...và ngăn đựng cốc chén, bình nước.

Bát đũa hay sử dụng chị Dung xếp trong ngăn kéo cạnh máy rửa bát để thuận tiện khi úp/xếp. Đồ của bô mẹ ngăn trên và đồ của con bằng nhựa ở ngăn dưới để các bé tự lấy được dụng cụ ăn uống.
 

Trên bồn rửa là ngăn bát đĩa ít dùng hơn và các loại hộp nhựa, máy xay...

Với phòng của các con, đồ chơi chia làm 4 thùng cho con. 1 thùng chuyên lego các loại, 1 thùng chuyên đồ nấu ăn, 1 thùng các loại đồ bé trai, 1 thùng các loại đồ bé gái. Chị Dung hướng dẫn các con lấy và cất đồ chơi đúng quy định, dán sticker lên thùng để con dễ phân biệt và lấy được đúng thùng có loại đồ chơi  cần mà không phải lôi hết đồ chơi ra. Sách truyệnxếp lên giá sách, vở và bút màu trong ngăn kéo.

Áo quần hằng ngày, đồ cotton thì cuộn lại xếp vào ngăn kéo, chia bé trai bé gái, đồ đông đồ hè, rất dễ quan sát và lấy đồ.

Trong phòng tắm, chị Dung hạn chế tối đa việc bày đồ lên trên mặt bàn đá. Bàn đá mình chỉ để bàn chải, máy rửa mặt, đồ đánh răng của con. Quần áo bẩn chị Dung sắm riêng cái giỏ để đồ thay vì vứt lung tung trong nhà tắm. Chị để giỏ ngay cửa phòng tắm để tăm xong vứt luôn đồ bẩn vào. Cuối ngày chị xách giỏ ra để máy giặt để giặt. 

Những món cần thiết chị Dung đều xếp ở tủ bên dưới bao gồm các loại mỹ phẩm, kem đánh răng, nến thơm, máy sấy, khăn tắm sạch...Ngăn giữa chị để các loại tẩy rửa phòng tắm để tiện vệ sinh. 

Dù khá vất vả, mệt mỏi nhưng niềm hạnh phúc nhỏ xinh trong gia đình chính là thứ vực dậy các bà mẹ. Chị Dung tin rằng không chỉ chị mà còn rất nhiều những bà mẹ "siêu nhân" khác luôn mỗi ngày bằng cách này hay cách khác giữ ngọn lửa ấm cho gian bếp, thắp lên hạnh phúc giản đơn cho gia đình, để căn nhà luôn là nơi ấm áp nhất cho mọi thành viên trở về. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật