ĐBSCL: Dễ dàng đạt 30 con/kg, mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao thu lãi giữa đại dịch

Dù giá thành cũng bị ảnh hưởng nhưng mức giảm không quá mạnh, đẩu ra ổn định nên những hộ dân nuôi tôm thẻ bằng công nghệ cao tại Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn có lãi. Trong khi đói nuôi tôm bằng phương thức truyền thống bị thua lỗ, không có đầu ra.

Tại tỉnh Tiền Giang, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên từ đầu tháng 8 đến nay giá tôm giảm mạnh. Theo đó, giá tôm loại 100 con/kg có giá dưới 50.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá từ 80.000 đồng đến 85.000 đồng/kg; loại 30 con/kg dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg.

Với mức giá này, những hộ gia đình nuôi tôm theo phương thức truyền thống không có lãi do các chi phí tăng cao. Trong khi đó, với những hộ dân chọn mô hình nuôi tôm công nghệ cao, hầu hết bán tôm loại size từ 50 con/kg trở xuống có giá cao nên đảm bảo có lãi.

Huyện Tân Phú Đông là địa phương có mô hình nuôi tôm lớn nhất tỉnh Tiền Giang với hơn 4.600 hecta nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm công nghệ cao 51 hecta, còn lại nuôi công nghiệp và quảng canh khoảng 2.700 hecta. Đa số mô hình nuôi tôm tại địa phương này cũng đều có lãi dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Gia đình ông Ngô Minh Tuấn ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông có 5 trang trại rộng 30 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, nuôi rải vụ nên cho thu hoạch quanh năm.

Mới đây, ông vừa cho thu hoạch 1 ao với 40 tấn tôm thẻ. Dù giá bán thấp hơn trước dịch 20.000 đồng/kg, ông bán với giá 85 nghìn đồng/kg/30 con. Tuy nhiên, với mức giá này thì ông vẫn có lãi. Trong khi đó, với những hộ gia đình nuôi tôm theo hình thức truyền thống thì giá hiện nay đã giảm tới 30-40 nghìn đồng/kg, bị thua lỗ nặng.

Dễ dàng đạt trọng lượng 30 con/kg nên nuôi tôm bằng công nghệ cao vẫn có đầu ra, người dân có lãi
Dễ dàng đạt trọng lượng 30 con/kg nên nuôi tôm bằng công nghệ cao vẫn có đầu ra, người dân có lãi

Tương tự, tại tỉnh Bến Tre người nuôi tôm cũng bị lỗ nặng do gặp khó khăn trong đầu ra, tôm không đủ kích cỡ để bán cho thương lái. Hiện, giá tôm trên địa bàn này giảm 30.000 - 50.000 đồng/kg đối với tôm kích cỡ 50 - 100 con/kg.

Trong khi đó, tôm nuôi bằng công nghệ cao thì vẫn đảm bảo được đầu ra, người nuôi có lãi khi tôm dễ dàng đạt trọng lượng 30 con/kg. 

Lợi thế của nuôi tôm công nghệ cao là người nuôi có thể nuôi về size lớn do có thể sang tách ao nhiều giai đoạn. Tôm nuôi ao ương 25 ngày sẽ có thể sang ao thương phẩm và tiếp tục sang tách ao theo các mốc thời gian sau 40 ngày và sau 50 ngày nữa. Với mật độ khoảng 50- 60 con/m2 mới có thể nuôi tôm về size 20 con/kg. Một ha nuôi có khả năng đạt sản lượng trên 40 tấn/vụ.

Với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, hiện nay tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có khoảng 80% ao tôm có lãi dù dịch bệnh phức tạp.

Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết, nuôi tôm công nghệ cao là hướng đi tất yếu của bà con ngư dân. Địa phương đang phấn đấu thực hiện đạt Nghị quyết của Đảng bộ huyện là đến năm 2025 đạt 1.500 ha tôm công nghệ cao.

Để tiếp tục mở rộng mô hình này, huyện Thanh Phú cũng đang vận động các chi nhánh Ngân hàng hỗ trợ cho người dân. Các công ty cung cấp thức ăn, cung cấp tôm giống đến từng hộ nuôi để hướng dẫn mô hình giúp người dân nuôi tôm đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực, đem lại cho người dân nguồn kinh tế ổn định và tránh được những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật