Lạng Sơn: “Vàng mọc trên núi đá vôi” vẫn ổn định về giá và đầu ra giữa mùa dịch

Với sự chung tay bảo đảm công tác phòng chống dịch trên địa bàn nên năm nay na Chi Lăng (Lạng Sơn) vẫn duy trì ổn định về giá và đảm bảo đầu ra cho nông dân. Đến nay, toàn huyện đã tiêu thụ được 50% sản lượng na trên địa bàn.

Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được biết đến là nơi có “vàng mọc trên núi đá vôi” với cây na đặc sản nức tiếng cả nước. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên diện tích trồng na ở địa phương này luôn được duy trì và mở rộng. 

Theo đó, hiện nay trên toàn huyện có khoảng hơn 2.000 ha trồng na. Với diện tích cho thu quả đạt trên 1.800 ha, sản lượng na Chi Lăng năm nay ước đạt trên 18.000 tấn bao gồm cả na gối vụ. Tổng diện tích na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap của huyện trên 613 ha. 

Dù thu hoạch vào đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát nhưng giá na trên thị trường vẫn duy trì ổn định ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tiến độ tiêu thụ na trên địa bàn cũng đạt khoảng 300 tấn/ngày. Tính đến nay, 50% sản lượng na trên toàn huyện đã được thu hoạch.

Đến nay, na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) đã tiêu thụ được 50% sản lượng
Đến nay, na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) đã tiêu thụ được 50% sản lượng

Năm nay, khi na bắt đầu vào vụ cũng là khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương cũng như trong tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, những doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể đến thu mua trực tiếp. Cùng với đó, các thương lái trong nước cũng gặp khó khăn trong vận chuyển vì nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Chính vì vậy nên việc tiêu thụ chậm hơn so với những năm trước. 

Tuy nhiên, theo ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng thì việc tiêu thụ na có chậm nhưng vẫn đảm bảo được giá thành và đầu ra tương đối ổn định với nhiều phương thức khác nhau.

Theo đó, ngoài phương thức truyền thống là thương lái đến mua trực tiếp thì hiện nay na cũng được bán trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, bán thông qua các sàn thương mại điện tử như posmart, voso. Dù các phương thức này chưa phát huy nhiều hiệu quả nhưng đã góp phần đưa đặc sản na Chi Lăng đến nhiều khách hàng hơn và giúp họ nắm được giá thành của sản phẩm.

Với sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp huyện cũng như sự chung tay đảm bảo công tác phòng chống dịch trong việc thu mua, tiêu thụ na nên đến nay các hộ dân trồng na tại huyện Chi Lăng có thể yên tâm, thở phào sau những thông tin về hàng loạt nông sản ở các địa phương khác xuống giá do dịch bệnh.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật