Chi 3.400 tỷ đồng cho đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL

Đề án nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hướng tới mục tiêu đưa việc nuôi trồng thủy sản trở thành ngành chủ lực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 với tổng chi phí thực hiện lên tới 3.400 tỷ đồng vừa được Bộ NN&PTNT chính thức phê duyệt. 

Mục tiêu của đề án này là đến năm 2030, giá trị nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trê 4%/năm, giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ. Cùng với đó, đề án cũng đưa mục tiêu tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 990.000 ha; sản lượng đạt trên 4,8 triệu tấn, trong đó 1,2 triệu tấn tôm nước lợ, khoảng 2 triệu tấn cá tra,.... 

Những diện tích nuôi trồng thủy sản này sẽ được kiểm soát môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm hoàn toàn nhằm hướng tới giảm 10%/năm thiệt hại dịch bệnh đối với tôm nuôi ở nước lợ và giảm dưới 8%/năm thiệt hại ở cá tra.

Đề án nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 hướng tới mục tiêu giúp đóng góp quan trọng cho ngành kinh tế khu vực
Đề án nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 hướng tới mục tiêu giúp đóng góp quan trọng cho ngành kinh tế khu vực

Mô hình hợp tác và chuỗi liên kết tiêu thụ thủy sản đạt trên 30% tổng diện tích nuôi trồng.

Đối với người lao động, đạt 30% tỷ lệ lao động được đào tạo, tập huấn kỹ năng nuôi trồng thủy sản.

Các tỉnh ĐBSCL cũng hướng tới mục tiêu đạt 20% diện tích nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận GAP, hữu cơ và các chứng nhận chất lượng khác.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là hệ thống thủy lợi đáp ứng được trên 50% nhu cầu ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Với đề án này, các tỉnh ĐBSCL mong muốn đưa ngành nuôi trồng thủy sản của khu vực phát triển bền vững, góp phần tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế cho toàn khu vực.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật