Mách bạn cách xếp quần áo gọn gàng vào tủ cho bé

Sắp xếp quần áo vào tủ để gọn gàng, dễ lấy là điều vô cùng quan trọng. Bởi khi bạn cần, bạn có thể lấy được quần áo rất nhanh và tiện. Đồng thời, đây cũng là cách giúp bé học cách gọn gàng. Food Review sẽ gợi ý cho bạn cách gấp và sắp xếp quần áo sao cho gọn gàng. 

Chị Bùi Thị Xuân Phương, sinh sống ở Đà Lạt có 2 con 1 gái 9 tuổi và 1 trai. Chị cho biết, vì gia đình không quá rộng nên tủ của bé cũng chỉ là tủ nhựa Song Long. Dù diện tích tủ không nhiều, ngoài quần áo ra, bé còn các thứ khác nữa, như mũ, vớ, giày vải múa bale, áo bơi,kính bơi, khăn choàng cổ.....Vì vậy, chị đã phải sắp xếp quần áo rất cẩn thận và gọn gàng trong tủ. 

Tủ quần áo của bé nhà chị Phương không to vì thế chị phải ghi nhãn tên từng ngăn tủ để bé có thể tìm nhanh những thứ cần thiết. 

Đối với tất và găng tay, chị sẽ xếp riêng 1 cái rổ và cuộn lại thành từng đôi. Như vậy, đồ không bị mất cũng như bị thất lạc. Ngoài ra, khi bé tìm cũng rất tiện. 

Tất và găng tay được chị Phương xếp vào 1 cái rổ và cuộn lại thành đôi. 

Sau đó chị sẽ để riêng 1 ngăn tủ để đựng tất, mũ, bóp đầm và các thứ của bé. Ngăn gồm nhiều thứ linh tinh thì chị Phương ghi tên nhãn là "KHÁC".

Chị Phương dành 1 ngăn để đựng váy cho bé. Mỗi cái váy chị sẽ gấp  theo một chiều dài cố định. Chị không xếp chồng lên nhau mà xếp đứng sát vào nhau.
Nhờ vậy, bé nhà chị sẽ tùy chọn theo ý thích của bé. Theo chị Phương, các bé có thói quen là sẽ lấy những bộ áo quần nằm phía trên hoặc phía trước cho nhanh nhất, tiện nhất. Mặc dù quần áo bé nhiều và đa dạng mẫu mã, cũng như đa dạng màu sắc. Còn những bộ áo quần nằm phía dưới thì sẽ yên vị ở đó và vẫn mới tinh cho đến khi bị ngắn đi hoặc bị chật không mặc được. 

Với ngăn đồ bộ của bé, chị Phương gấp áo riêng, quần riêng, xong để chồng áo lên quần và gập chung lại thành từng bộ. Sau đó, chị dựng từng bộ cạnh nhau để mỗi ngày bé chọn mỗi bộ khác nhau mà không phải đảo tung lên.

Còn với ngăn đựng quần áo lẻ, những cái có cùng tông màu, bạn để cạnh nhau cũng được. Nhưng mỗi cái đều có họa tiết riêng của nó, khi gấp, bạn chọn họa tiết riêng biệt cho lộ diện trên bề mặt, để bé nhận ra và dễ dàng chọn lựa. Quần để 1 dãy, áo để 1 dãy cho dễ phân biệt.

Ngăn dưới thấp nhất chị Phương sẽ để nhiều thứ, mỗi thứ có số lượng ít hoặc rất ít như áo tắm, áo choàng, giày múa.....Quần chip của bé gấp để vào rổ cùng quần vớ, và vài thứ gọn nhẹ khác.

Ngoài ra chị Phương cũng mua 1 cái tủ treo cho bé. Quần áo đồng phục đi học của 2 anh em và đầm của bé thì ủi thẳng treo vào tủ.

Quần áo của anh và em sẽ treo riêng từng khu vực. Quần tây riêng, áo sơ mi riêng, đầm riêng, đồ thể dục riêng. Áo khoác treo cuối sào. Áo đầm của bé gái treo đầu sào. Còn những thứ liên quan của 2 anh em xếp bên ngăn nhỏ như khăn tắm, kính bơi, chăn gối ở lại trường...

Đối với góc học tập của 2 anh em, chị Phương cũng sắp xếp gọn gàng để 2 con có hứng thú học tập. Bàn học của 2 anh em bên cạnh cửa sổ để lấy đủ ánh sáng ban ngày.

Bàn học gồm có 2 ngăn bàn, cho 2 anh em cùng ngồi học.

Một nửa bàn bên phải là của bé gái với sách vở và đồ dùng học tập. Góc ngoài cùng có cái giỏ đựng rác học tập của bé.

Chị Phương cũng cho biết, chị rèn cho con sắp xếp đồ đạc từ bé nên giờ đây các bé rất tự giác trong việc sắp xếp đồ đạc và chị không phải nhắc nhở về việc này. Không chỉ góc học tập, tủ quần áo, chị Phương cũng cho biết, nhờ rèn luyện cho con tính gọn gàng nên sách vở, đồ dùng và quần áo con chị đều giữ gìn sạch sẽ. 

Chị Phương cũng chia sẻ, việc hình thành thói quen rất quan trọng đối với trẻ và nếu chỉ bảo dần dần, trẻ sẽ học được thói quen ngăn nắp, gọn gàng từ người lớn. 

(Nguồn: Facebook Bùi Thị Xuân Phương) 

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật