Doanh nghiệp mía đường khởi sắc nhờ giá bán tăng

Giá đường trong nước tiếp tục tăng và được kỳ vọng tiếp tục giữ vững ở mức cao trong những tháng cuối năm 2021.

Giá đường đã tăng khoảng hơn một năm qua và được kỳ vọng vẫn giữ ở mức cao trong những tháng cuối năm 2021, nhờ thâm hụt sản lượng sản xuất đường toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc cơ quan quản lý quyết liệt chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các nước xuất khẩu đường sang Việt Nam là cơ hội cho doanh nghiệp ngành mía đường nội địa.

Về tình hình sản xuất mía đường trong nước, trong tháng 8/2021, tác động kép của giá đường tăng trên thị trường quốc tế và khủng hoảng vận tải biển quốc tế đã khiến cho đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng giá và lượng nhập khẩu giảm. Điều này khiến cho giá đường trong nước bắt đầu tăng từ giữa tháng 6/2021 đến nay.

Trên thị trường thế giới, sản lượng đường toàn cầu ghi nhận tình trạng thâm hụt trong niên vụ 2021-2022. Chỉ tính riêng sản lượng đường của Brazil, ước tính trong niên vụ này giảm 27% so với cùng kỳ, mức thấp kỷ lục trong 10 năm.

Do sương giá và hạn hán nghiêm trọng hơn dự tính nên diện tích mía tại Brazil có thể không phục hồi hoàn toàn trong niên vụ 2022 - 2023.

Doanh nghiệp mía đường khởi sắc nhờ giá bán tăng
Doanh nghiệp mía đường khởi sắc nhờ giá bán tăng

Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu châu Á - Wilmar International đã hạ dự báo triển vọng xuất khẩu đường toàn cầu cho niên vụ năm 2021 - 2022 với ước tính thâm hụt 1 triệu tấn, so với ước tính gần nhất có mức thặng dư 1,7 triệu tấn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp mía đường đang có những thuận lợi khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá chính thức là 42,99%, mức thuế chống trợ cấp chính thức là 4,65%, đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn 5 năm.

Đến tháng 8/2021, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã gửi hồ sơ cơ bản đến Bộ Công Thương đề nghị thực hiện điều tra thuế chống bán phá giá đối với 5 quốc gia ASEAN bị cáo buộc là điểm xuất khẩu vòng của đường có xuất xứ Thái Lan.

Nguyên nhân của vụ việc trên là do lượng đường từ 5 nước ASEAN tăng đột biến, trong khi lượng đường mía nhập trực tiếp từ Thái Lan giảm bất thường sau thuế chống bán phá giá mới. 

Bên cạnh đó, dù tiêu thụ đường trong nước đã chậm hơn trong tháng 7 do COVID-19, sự sụt giảm sản lượng sản xuất mới của các nhà máy đường, ảnh hưởng của các động vận chuyển các đơn hàng đường quý 4/2021 đã hỗ trợ xu hướng gia tăng của giá đường trong nước kể từ đầu tháng 8.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật