Kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang thai khỏe mạnh bà con cần biết

Chăm sóc lợn nái mang thai đặc biệt quan trọng vì sẽ quyết định đến chất lượng của lợn con. Do đó, bà con cần nắm vững kỹ thuật, chăm sóc chu đáo, đúng cách để cả lợn mẹ và lợn con cùng khỏe mạnh. Góp phần mang đến lứa lợn mới chất lượng, có hiệu quả kinh tế cao.

Chọn giống lợn nái sao cho đúng

Chọn giống đúng sẽ giúp lợn mẹ đẻ nhiều và heo con sinh trưởng tốt. Vì thế, khi chọn lợn mẹ cần quan sát kỹ. Chọn con mông nở, thân dài, chân đi chắc chắn, dáng đi nhanh nhẹn, có 12 vú trở lên, không có vú kẹ hay lép.

Chọn giống đúng sẽ giúp lợn mẹ đẻ nhiều và heo con sinh trưởng tốt
Chọn giống đúng sẽ giúp lợn mẹ đẻ nhiều và heo con sinh trưởng tốt

Nên chọn từ khi lợn mới 2,5 - 3 tháng tuổi. Có bố mẹ khỏe mạnh. Phải được chăm sóc ở những nơi không có dịch bệnh.

Thời điểm lợn nái mang thai

Sau 21 ngày kể từ khi phối giống mà lợn nái không thấy động dục trở lại thì có nghĩa lợn đã mang thai. Thời gian lợn mang thai kéo dài 114 - 116 ngày. Lợn sinh sớm từ 108 ngày trở lại, lợn con thường rất khó nuôi. Kể cả lợn mẹ có đủ sữa thì lợn con sức bú vẫn kém nên đề kháng yếu, tỷ lệ nuôi sống thấp.  

Nhận biết lợn mang thai

  • Lợn mang thai thường hay nằm sấp. Tứ chi và thành bụng hay xuất hiện trạng thái phù thũng. Bụng to lên, vú phát triển to hơn và bè ra. 
  • Lợn hay nằm yên, ăn uống tốt và ngủ ngon hơn. Không có biểu hiện động dục sau 21 ngày kể từ khi được phối giống. 
Dấu hiệu nhận biết lợn mang thai
Dấu hiệu nhận biết lợn mang thai

Cách chăm sóc lợn nái mang thai khoa học

  • Bà con cần thường xuyên tắm rửa, chải lông cho lợn nái, xoa bóp vú để máu dễ lưu thông nhằm phát triển tuyến sữa.
  • Chăm sóc mỗi ngày sẽ khiến lợn quen người nhanh hơn, khi tiếp xúc đỡ đẻ sẽ thuận lợi hơn. 
  • Tốt nhất không tắm chải trong 5 ngày trước khi đẻ.
  • Tắm ghẻ cho lợn trước ngày dự đẻ từ 10 đến 14 ngày để phòng lợn mẹ lây ghẻ sang cho con. Cần tắm ghẻ cho heo 10 - 14 ngày trước ngày dự đẻ. Mỗi ngày tắm ghẻ 1 lần. Sau 7 ngày thì tắm ghẻ 2 lần/ngày.

Xem thêm: Cách làm món giò heo ngon chuẩn vị

Tiêm phòng cho lợn mang thai

Thông thường, lợn được tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần vào tháng 5 và tháng 10, hoặc trước khi phối giống vắc xin dịch tả, lở mồm long móng…Tuy nhiên, không được tiêm những loại vắc xin trên cho lợn từ khi phối đến 30 ngày sau phối giống. Trừ khi dịch bệnh bùng phát. 

Chuồng nuôi cho lợn mang thai

  • Chuồng nuôi có nền cao so với mặt đất. Cần phải kín gió, ấm áp vào mùa đông, tránh gió bấc lùa vào mùa rét; còn mùa hè phải thoáng mát.
  • Chuồng phải có ánh sáng rọi vào mỗi buổi sáng, tránh mưa từ phía Tây.

Chế độ dinh dưỡng cho lợn mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng lớn tới lứa lợn con sau này. Vì thế, để lợn con đạt khối lượng sơ sinh cao, bà con phải tăng khoảng 25 - 30% lượng thức ăn cho lợn nái chửa.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng lớn tới lứa lợn con sau này
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng lớn tới lứa lợn con sau này
  • Giai đoạn I là 84 ngày chửa đầu: Khối lượng bào thai đạt 25 đến 30%.
  • Giai đoạn II là 30 ngày chửa cuối: Bào thai sẽ phát triển mạnh mẽ, chiếm khoảng 65 đến 70% khối lượng lợn con sơ sinh. Để con đạt khối lượng sơ sinh cao, bà con cần tăng khoảng 25 - 30% lượng thức ăn cho lợn nái chửa kỳ II. 

Bình thường, lợn nái khi mang thai cần trong khẩu phần ăn là  14% tỷ lệ protein thô, 0,9% tỷ lệ canxi và 0,45% tỷ lệ phốt pho. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng tỷ lệ protein từ 14 đến 16%. Ngoài ra, cũng cần nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.

Khẩu phần ăn cho lợn mang thai

Khi mang thai, lợn nái cần bổ sung nhiều chất khoáng để phát triển hệ xương của bào thai. Nếu khẩu phần ăn của lợn mẹ không đủ, sẽ cần huy động chất khoáng từ cơ thể heo mẹ, nhất là canxi và phốt pho từ xương để nuôi thai. 

Dẫn đến lợn mẹ bị thiếu khoáng và rất dễ bị bại liệt. Bà con cũng không nên vỗ béo lợn mẹ quá mức khi gần sinh. 

  • Giai đoạn I nên cho ăn 1,8 - 2 kg/con/ngày.
  • Giai đoạn II nên cho ăn: 2 - 2,5 kg/con/ngày.

Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, không bị ôi thiu. Nên cho ăn đúng giờ để kích thích lợn nái thèm ăn. Không được thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Chỉ cho uống nước sạch đảm bảo. 

Mức ăn cho lợn mang thai phụ thuộc nhiều vào thể trạng lợn béo hay gầy. Nếu lợn gầy thì phải tăng lượng thức ăn lên, còn nếu béo quá thì phải giảm lượng thức ăn đã phối trộn xuống nhưng phải tăng thức ăn thô xanh lên.

Mùa đông, nếu nhiệt độ chuồng đo được dưới 150C, bà con cần cho lợn mẹ ăn tăng thêm 0,2 - 0,3 kg thức ăn/nái/ngày để bù phần năng lượng bị mất đi do chống lạnh.

Chuồng trại duy trì nhiệt độ 26 - 280C là lý tưởng nhất.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi lợn thịt nhanh lớn, cho hiệu quả kinh tế cao

Nhận biết lợn nái sắp sinh

Dựa vào ngày lợn được phối giống để dự tính ngày đẻ dự kiến. Lợn nái sắp sinh sẽ có biểu hiện như đi lại nhiều, bồn chồn, đái dắt, hay cào ổ, cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn...

Nhận biết lợn nái sắp sinh
Nhận biết lợn nái sắp sinh

Một số lưu ý khi chăm lợn nái mang thai

  • Không cho ăn quá nhiều sẽ khiến lợn bị béo gây khó đẻ, tiết sữa kém và có thể đè chết con.
  • Không để lợn nái chửa ăn quá ít sẽ không đảm bảo sức khỏe, dễ mắc bệnh, thiếu sữa nuôi con, lâu động dục trở lại sau cai sữa cho con.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất khoáng trong khẩu phần ăn. Thiếu vitamin, bào thai bị chậm phát triển, dễ chết yểu. Thiếu khoáng, xương lợn con bị kém phát triển, lợn mẹ dễ đối mặt nguy cơ bại liệt 2 chân sau. 

Trên đây là kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang thai bà con cần biết. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho lợn mẹ, bào thai phát triển tốt, thuận tiện cho việc sinh đẻ về sau. Lợn con sinh ra tăng trưởng tốt, mang lại năng suất cao, giúp cải thiện kinh tế cho bà con.

Đánh giá:  
3.5 / 5  (2 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật