Chia sẻ kinh nghiệm nuôi Lợn Móng Cái đạt kết quả cao

Lợn Móng Cái có xuất xứ từ tỉnh Quảng Ninh, có đặc tính dễ thích nghi, tăng trưởng, sinh sản tốt, thịt thành phẩm thơm ngon. Vì thế, đây là giống lợn nội được ưa chuộng và nhân rộng mô hình nuôi tại các tỉnh thành trên cả nước.

Do lợn Móng Cái nuôi lâu lớn, năng suất không cao, tỷ lệ nạc thấp nên hay được lai với giống lợn đực ngoại khác cho ra thế hệ con lai F1 nuôi lấy thịt. Nuôi lợn Móng Cái không hề phức tạp, chỉ cần bà con thực hiện theo đúng bài chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn Móng Cái dưới đây từ Ẩm Thực Food Story là sẽ đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Lợn Móng Cái có đặc điểm gì?

Lợn Móng Cái có màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng đặc trưng. Có một điểm trắng hình bầu dục hoặc tam giác ngay giữa trán, mõm trắng, lưng và mông màu đen. Lợn có đầu to; cổ ngắn; lưng dài hơi võng xuống; chân cao. Bụng lợn ban đầu tương đối gọn, nhưng càng về sau sẽ càng xệ xuống, lông thưa, da mỏng mịn, đa số có 12 vú trở lên.

Đặc điểm của lợn Móng Cái
Đặc điểm của lợn Móng Cái

Giống lợn Móng Cái có nhiều ưu điểm trong sinh sản. Từ 4 đến 5 tháng tuổi đã xuất hiện dấu hiệu động dục. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn đem đi phối giống thì lợn phải hơn 7 tháng tuổi, có cân nặng trên 60kg. 

Lợn rất mắn đẻ và đẻ rất dày. Mỗi lứa trung bình từ 14 đến 16 con. Đẻ rất dai, có thể kéo dài đến 10 năm. Lợn Móng Cái nuôi con rất khéo, tiết nhiều sữa mà chi phí thức ăn lại rất thấp.

Hướng dẫn cách chọn giống

Để chọn được giống tốt, bà con cần chú ý đến các đặc điểm như sau:

Về nguồn gốc bố mẹ

Bố mẹ đều phải là giống tốt. Con bố phải đạt được chi tiêu là tốc độ tăng trọng bình quân đạt 350g/ngày trở lên; và tiêu tốn thức ăn dưới 4kg/1kg tăng trọng. Con mẹ phải đạt được mức 18 lợn con cai sữa/năm; trọng lượng cai sữa phải trên 100kg/năm và lợn con cần có độ đồng đều.

Về ngoại hình

Nên chọn lợn có thân hình cân đối, vai và mông nở, ngực rộng, lưng võng, chân to khỏe và chắc chắn, đi bằng móng, khoảng cách chân trước và chân sau vừa phải, móng không toè, không đi kiểu vòng kiềng hay chữ bát. Dáng đi nhanh nhẹn, da lợn hồng hào, lông thưa đều và bóng mượt.

Lợn đem phối giống phải đạt được các yêu cầu đề ra
Lợn đem phối giống phải đạt được các yêu cầu đề ra

Về bộ phận sinh dục và hệ thống vú

Lợn phải có 12 vú trở lên, khoảng cách đều nhau giữa 2 vú và không có vú kẹ.  m hộ phải cân đối, dáng bình thường, không khuyết tật 

Kiến thức bổ ích cho bà con: Kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang lại hiệu quả kinh tế cao

Phối giống

Khi lợn khoảng hơn 7 tháng tuổi, trọng lượng 50 đến 60kg thì có thể đem phối giống. Nên cho phối ở lần động đực thứ 2. Biểu hiện khi lợn nái động dục là hay đứng nằm không yên, ít ăn hoặc thậm chí bỏ ăn. Thời gian động dục thường kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nái tơ hãy đem phối vào sáng hoặc chiều ngày thứ 3 tính từ khi bắt đầu có biểu hiện động dục. Còn nái dạ nên cho phối giống vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 tính từ thời điểm động dục. Tốt nhất là cho phối giống 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn

Khi heo con đã cai sữa thì cần tiến hành phân lô, phân đàn để dễ theo dõi và chăm sóc. Việc phân lô và đàn này cần đảm bảo một số nguyên tắc như: 

Tiến hành phân đàn, phân lô lợn con sau cai sữa
Tiến hành phân đàn, phân lô lợn con sau cai sữa
  • Tránh không để heo bị phân biệt đàn, cắn xé lẫn nhau. 
  • Mật độ nuôi đối với con từ 10 - 35 kg là 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg là 0,8 m2/con.

Công thức cho lợn con ăn sau cai sữa như sau: 

  • 14 ngày đầu: Cho lợn ăn thức ăn công nghiệp 100% vì loại thức ăn này đã được cân đối các thành phần dinh dưỡng dựa trên nhu cầu của lợn con. 
  • 15 đến 90 ngày tiếp theo: Có thể cho ăn 100% thức ăn công nghiệp hoặc tự phối chế thức ăn. Thức ăn tự phối chế cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất như tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất. 

Thức ăn cho lợn được chia làm các nhóm là:

  • Nhóm thức ăn cung cấp tinh bột: Cám gạo, bỗng rượu, bã đậu, bột ngô, bột củ sắn, bã bia, cơn thừa, khoai lang, khoai tây....; 
  • Nhóm thức ăn cung cấp đạm: Bã mắm, khô lạc, đỗ tương, khô dầu, đậu tương ép, bột cá...; 
  • Nhóm thức ăn cung cấp khoáng: Bột xương, bột đá, bột sò...
  • Nhóm thức ăn bổ sung Vitamin: Rau muống, rau lấp, dây lang, thân cây lạc, thân cây khoai nước, các loại bèo, thân cây chuối, lá su hào, bắp cải...
Cho lợn ăn đầy đủ bốn nhóm thức ăn
Cho lợn ăn đầy đủ bốn nhóm thức ăn

Phòng bệnh cho lợn Móng Cái

Nên cho lợn tiêm phòng vào giai đoạn trước khi lơn được đưa vào nuôi thịt:  8 – 12 tuần tuổi. Lợn được tiêm những loại vacxin thông thường gồm Dịch tả, FMD. Còn đối với bệnh Phó thương hàn, nên tiêm cho heo khi còn theo mẹ và có thể tiêm phòng nhắc lại. Thường sau khi tiêm lần 1 được 10 đến 20 ngày, lợn sẽ được tiêm mũi nhắc lại hay bổ sung. Trước khi lợn đưa vào nuôi thịt cần được tiến hành tẩy các loại giun sán.   

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi lợn Móng Cái mà Food.com.vn muốn chia sẻ đến bà con – những người đang có nhu cầu tìm hiểu về giống lợn này. Thịt lợn giàu dinh dưỡng, cũng là món ăn hàng ngày của mỗi gia đình, thịt lợn chế biến được nhiều món như; Thịt lợn hấp xì dầu, sườn xào chua ngọt, thịt lợn nướng.... Nếu nuôi khéo và đúng kỹ thuật, bà con sẽ có thể thoát nghèo, cải thiện kinh tế và vươn lên làm giàu. 

Thông tin bổ ích: Hướng dẫn cách nuôi heo con nhanh lớn sau cai sữa

Đánh giá:  
3.4 / 5  (9 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật