Chỉ số phân tích cơ thể quan trọng đến mức nào?
Thành phần cơ thể mô tả lượng chất béo, xương, nước và cơ trong cơ thể. Việc đo thành phần cơ thể sẽ cho bạn biết chính xác những vấn đề của cơ thể đang đối mặt. Chỉ số cơ thể sẽ giúp bạn xác định cần làm gì để cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Phân tích chỉ số cơ thể là một phương pháp mô tả những gì cơ thể được tạo thành. Nó sẽ phân biệt giữa chất béo, protein, khoáng chất và nước trong cơ thể để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về sức khỏe của mình. Từ đó,giúp bạn đạt được các mục tiêu sức khỏe của mình từ trong ra ngoài .
Các chỉ số phổ biến nhất trên thang đo thành phần cơ thể gồm:
- Cân nặng (Body Weight)
- Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
- Khối lượng mỡ trong cơ thể (Body Fat Mass)
- Khối lượng cơ (Muscle Mass)
- Khối lượng nước trong cơ thể (Total Body Water)
- Lượng mỡ nội tạng (Visceral Fat)
- Khối lượng xương (Bone Mass)
- Tỷ lệ trao đổi chất (Basal Metabolic Rate)
- Khối lượng protein
- Body Age
- Khối lượng cơ nạc (Lean Body Mass)
Cân nặng (Body Weight)
Bạn không nhất định cần sử dụng thang đo thành phần để xác định cân nặng. Tuy nhiên nhiều người vẫn muốn biết cân nặng của bản thân khi phân tích các chỉ số cơ thể. Thêm vào đó, kết quả cân từ máy đo inbody sẽ cho kết quả chính xác hơn các loại cân thông thường.
Điều quan trọng bạn cần lưu ý là không phải trọng lượng càng nặng có nghĩa là sức khoẻ càng không tốt. Cơ bắp nặng hơn chất béo, do đó bạn có thể nặng hơn khi đã tăng khối lượng xương của mình. Do đó bạn không cần quá lo lắng nếu cân nặng của bản thân tăng lên.
BMI (Body Mass Index)
Chỉ số BMI được tính bằng cách chia cân nặng (tính bằng kg) cho bình phương chiều cao (tính bằng m).
BMI là một cách đánh giá trọng lượng cơ thể không xâm lấn có liên hệ với các chỉ số bệnh tật. Tuy nhiên, BMI không cung cấp thông tin về sự phân bố của chất béo trong cơ thể. Điều này là do BMI chỉ sử dụng cân nặng và chiều cao nên không thể phân biệt giữa cơ và mỡ.
Khối lượng mỡ trong cơ thể (Body Fat Mass)
Tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể là tỷ lệ chất béo trên tổng trọng lượng cơ thể. Khối lượng mỡ trong cơ thể là trọng lượng thực tế của chất béo trong cơ thể bạn. Chất béo rất cần thiết để duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Năng lượng hay calorie là yếu tố cơ bản không thể thiếu để duy trì mọi hoạt động của con người. Năng lượng đến từ những gì chúng ta ăn và uống. Năng lượng khi không được đốt cháy hết sẽ được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Nếu lượng mỡ dự trữ này không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa. Mặc dù bạn cần chất béo lành mạnh cho cơ thể, nhưng quá nhiều chất béo có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, quá ít chất béo trong cơ thể có thể dẫn đến loãng xương hay kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và có thể vô sinh. Vì vậy bạn cần theo chỉ số phân tích cơ thể.
Khối lượng cơ (Muscle Mass)
Khối lượng cơ bao gồm cơ xương, cơ trơn như cơ tim, cơ tiêu hóa và nước chứa trong các cơ. Cơ bắp hoạt động như một động cơ tiêu hao năng lượng. Khi khối lượng cơ của bạn tăng lên, tốc độ đốt cháy năng lượng tăng lên. Từ đó làm tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản (BMR) và giúp bạn giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Nếu bạn đang tập thể dục chăm chỉ, khối lượng cơ của bạn sẽ tăng lên và có thể làm tăng tổng trọng lượng cơ thể của bạn. Đó là lý do tại sao việc theo dõi chỉ số thường xuyên là điều quan trọng. Nó giúp bạn xác định được tác động của chương trình tập luyện lên khối lượng cơ bắp.
Khối lượng nước trong cơ thể (Total Body Water)
Tổng lượng nước trong cơ thể là tổng lượng chất lỏng trong cơ thể được biểu thị bằng phần trăm tổng trọng lượng. Nước cơ thể là một phần thiết yếu trong việc giữ gìn sức khỏe. Hơn một nửa cơ thể bao gồm nước. Nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giúp loại bỏ chất thải. Bạn bị mất nước liên tục qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Vì vậy bạn cần cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ cho cơ thể.
Lượng chất nước cần thiết mỗi ngày khác nhau ở mỗi người. Nó bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu và mức độ hoạt động thể chất mà bạn thực hiện. Được cung cấp đủ nước giúp tăng mức độ tập trung, hiệu suất thể thao và sức khỏe chung. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày.
Lượng mỡ nội tạng (Visceral Fat)
Mỡ nội tạng nằm sâu trong vùng lõi bụng, bao quanh và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Ngay cả khi trọng lượng và lượng mỡ trong cơ thể của bạn không đổi, khi bạn già đi, sự phân bố chất béo sẽ thay đổi. Đặc biệt chúng có nhiều khả năng chuyển sang vùng bụng.
Đảm bảo cơ thể có một mức mỡ nội tạng khỏe mạnh giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Đặc biệt trong đó là bệnh tim, huyết áp cao và có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Đo lượng chỉ số phân tích cơ thể này giúp bạn theo dõi các vấn đề tiềm ẩn.
Khối lượng xương (Bone Mass)
Khối lượng xương được dự đoán bằng trọng lượng của khoáng chất xương trong cơ thể bạn. Mặc dù khối lượng xương của bạn khó có thể trải qua những thay đổi đáng chú ý trong thời gian ngắn. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần duy trì xương khỏe mạnh. Để làm được điều này bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng giàu canxi và bằng cách tập thể dục tăng cân. Bạn nên theo dõi khối lượng xương của mình theo thời gian. Nó sẽ giúp bạn thấy được những thay đổi trong một thời gian dài.
Tỷ lệ trao đổi chất (Basal Metabolic Rate)
Tăng khối lượng cơ sẽ tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản của bạn (BMR). Một người có BMR cao sẽ đốt cháy nhiều calorie hơn khi nghỉ ngơi so với người có BMR thấp. Khoảng 70% lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày được sử dụng cho quá trình trao đổi chất cơ bản.
Tăng khối lượng cơ giúp tăng BMR của bạn, làm tăng số lượng calorie đốt cháy và giúp giảm mức độ chất béo trong cơ thể. Phép đo BMR có thể được sử dụng làm cơ sở tối thiểu cho một chế độ ăn kiêng. Khi con người già đi, tỷ lệ trao đổi chất của họ thay đổi. Sự trao đổi chất sẽ tăng lên khi trưởng thành và đạt đỉnh vào khoảng 16- 17 tuổi. Sau đó, nó sẽ có xu hướng bắt đầu giảm. Chỉ số BMR chậm sẽ khiến việc giảm mỡ trong cơ thể và trọng lượng tổng thể trở nên khó khăn hơn.
Khối lượng protein
Việc thiếu protein có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo trong cơ thể. Theo nghiên cứu, khối lượng protein và khối lượng cơ có mối liên hệ với nhau. Khi bạn già đi, bạn cần nhiều protein hơn. Nguyên nhân sẽ làm giảm khả năng phân hủy và tổng hợp protein của cơ thể.
Khối lượng protein lý tưởng nhất là khoảng 12% đến 20% tổng lượng calorie hàng ngày. Protein cần thiết để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh, duy trì cơ thể, phát triển và cung cấp năng lượng.
Body Age
Tuổi cơ thể được tính bằng cách so sánh tỷ lệ trao đổi chất cơ bản với BMR trung bình của nhóm tuổi . Nếu trao đổi chất cao hơn tuổi thực thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần cải thiện tỷ lệ trao đổi chất.
Khối lượng cơ nạc (LBM)
Một chỉ số phân tích cơ thể quan trọng cuối cùng chính là khối lượng cơ nạc. Nói một cách đơn giản, khối lượng cơ thể nạc bao gồm tất cả mọi thứ trong cơ thể của bạn ngoài chất béo.
Công thức khối lượng cơ nạc
Khối lượng cơ nạc = Trọng lượng cơ thể – Khối lượng mỡ cơ thể
Việc theo dõi mỡ cơ thể trực tiếp và theo dõi LBM sẽ rất hữu ích. Giảm cơ không những khiến vóc dáng của bạn mất cân bằng và bạn có thể trông vẫn béo trong khi đã giảm cân.
Việc tìm hiểu các chỉ số phân tích cơ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ về sức khỏe bản thân. Đồng thời bạn cũng sẽ có định hướng rõ ràng để đạt mục tiêu của mình.