Mức giá trên được áp dụng trong niên vụ 2021-2022, sẽ giữ nguyên trong niên vụ 2022-2023, khi TSMC ủng hộ nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn tình trạng người trồng mía đốt ruộng trong quá trình thu hoạch.
Phương pháp đốt tiết kiệm thời gian hơn và thu hoạch nhanh, nhưng được cho là gây ô nhiễm không khí khi sinh ra bụi siêu mịn PM2.5.
Chủ tịch kiêm Phó trưởng ban điều hành TSMC, Siriwut Siempakdi, cho biết việc định giá sẽ là động lực để khuyến khích nông dân áp dụng phương pháp thân thiện với môi trường hơn.
TSMC sẽ áp dụng giá đối với mía có độ ngọt thương mại ở mức 10 và giá sẽ tăng nếu giá thị trường toàn cầu tăng. Tập đoàn kỳ vọng việc đảm bảo về giá cũng sẽ khuyến khích nông dân trồng nhiều mía hơn.
Sản lượng mía của Thái Lan đạt mức 134,9 triệu tấn trong niên vụ 2017-2018, sau đó giảm xuống 74,8 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020 và 66,6 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến sản xuất đường vì đây là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động và công nhân ở một số nhà máy đã được phát hiện mắc COVID-19.
Đã có hơn 800.000 công nhân trong ngành mía đường, chiếm khoảng 50% tổng số lao động đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, tăng so với mức 30-40% trong tháng Tám.
Đường thế giới dự báo thiếu hụt khoảng 4,8 triệu tấn niên vụ 2020-2021
Ngay từ đầu quý II/2021, Theo dự báo của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đưa ra dự báo thâm hụt đường trên toàn cầu trong niên vụ 2020 - 2021. Theo dự báo này, niên vụ 2020 - 2021(tháng 10/2020 – tháng 9/2021) sản lượng đường thế giới ở mức 169 triệu tấn, thấp hơn mức 171,1 triệu tấn dự báo trước đây.
Trong khi đó tiêu thụ toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức 174,6 triệu tấn, tăng 2,1% so với lượng tiêu thụ vụ trước. Điều này dẫn đến mức thâm hụt lên đến 4,8 triệu tấn, tăng gần 40% so với mức dự báo trước đó là 3,5 triệu tấn.
Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm là tình hình COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở Ấn Độ và Brazil, hai quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, Brazil phải hứng chịu thời tiết khô hạn nhất trong vòng 90 năm qua và sương giá trong thời gian gần đây đã làm trầm trọng thêm tổn thất đối với cây mía ở nước này, dẫn tới việc có thể kết thúc vụ sớm hơn nhiều so với thường lệ, khiến nguồn cung toàn cầu bị hạn chế khi nước này chiếm 40% sản lượng đường toàn thế giới.