Trắng tay vì tôm chết hàng loạt, người nuôi khóc ròng 

Người dân nuôi tôm ở Bình Định thua lỗ nặng, mất trắng tài sản sau khi tôm chết vì nhiệt độ cao, thương lái lại không thu mua do dịch Covid-19.

Theo đó, tình hình chung tại các vựa nuôi tôm ở Bình Định là tôm bị bệnh chết sớm, dịch Covid-19 thời điểm căng thẳng, thương lái không đến thu mua tôm dẫn đến tình trạng người dân gần như mất trắng. 

Tại xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có gần 40 hồ tôm nuôi vụ 2 đều bị thiệt hại. Bình quân mỗi hồ đều thua lỗ từ 30 đến 40 triệu đồng do thời tiết nắng nóng kéo dài rồi gặp mưa khiến tôm bị sốc môi trường.

Trắng tay vì tôm chết hàng loạt, người nuôi khóc ròng 

Ông Võ Quang Diệp (48 tuổi) có thâm niên nuôi tôm hàng chục năm ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Chính ông Diệp cũng phải "bó tay" với thời tiết khắc nghiệt lúc nắng lúc mưa, khiến tôm nuôi thường bị bệnh gan, tụy mà chết. 

Ông Diệp chia sẻ: ngoài 50 triệu đồng/năm tiền thuê đất nuôi tôm, gia đình bỏ ra 20 triệu đồng thuê máy múc để cải tạo lại hồ. Chưa kể tôm bệnh chết như vụ này, có hộ tôm chết nổi đỏ hồ, mất trên 200 triệu đồng.

Gia đình ông Tâm (xã Phước Thắng) cũng cùng cảnh ngộ, nuôi 2 ao tôm với gần 10.000 m2 diện tích mặt nước. Chỉ riêng tiền mua tôm giống đã hết 30 triệu đồng, cộng với tiền cải tạo ao và chi phí thức ăn cho tôm hết 40 triệu đồng, chưa tính tiền điện, công sức bỏ ra. Gia đình ông gần như vỡ nợ sau vụ tôm này. 

Tôm chết do nhiệt độ thay đổi bất thường 

Sợ trắng tay, người dân thu hoạch sớm bán vớt vát được đồng nào hay đồng đó. Tuy nhiên, chủ các trại tôm gọi công ty thì họ không thu mua vì dịch Covid-19. Đem bán ở chợ quê thì cũng không được bao nhiêu…

Bên cạnh đó, có một thực tế được không ít người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước cho biết là khác với nuôi trâu, bò, lợn, gà… khi xảy ra dịch bệnh chết thì người nuôi đều có chính sách hỗ trợ song riêng người nuôi tôm chưa bao giờ được hỗ trợ.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, trong đợt mưa bão hồi tháng 9 vừa qua, 26,5 ha diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn huyện Tuy Phước bị bệnh chết rải rác.

Về các chính sách để hỗ trợ cho người nuôi tôm, từ trước đến nay, tôm dịch bệnh chết rất ít được hỗ trợ mà chỉ hỗ trợ thuốc hóa chất khử trùng ao hồ hoặc sẽ hỗ trợ 5 triệu/ha, tuy nhiên phải đúng theo lịch mùa vụ nuôi thả, có giấy chứng nhận kiểm dịch của chính quyền địa phương… 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật