Người nuôi tôm Nam Trung Bộ 'nhắm mắt' xả hàng, chịu lỗ cũng chưa bán được

Khi tỉnh Khánh Hòa giãn cách xã hội người nuôi tôm không thể bán được cho các nhà máy chế biến vì không thuê được nhân công thu hoạch tôm.

Giãn cách xã hội kéo dài, chuỗi cung ứng đứt gãy và các nhà máy chế biển thủy sản phải thực hiện ba tại chỗ khiến giá tôm giảm sâu, người dân muốn bán lỗ thu hồi lại ít vốn cũng không dễ dàng.

Theo đó, tôm nuôi khoảng ba tháng là xuất bán để lâu sẽ sinh bệnh, tôm ngộp chết… thiệt hại sẽ rất lớn nhưng giãn cách xã hội nên không thuê được nhân công thu hoạch và cũng không có người đi thu mua.

Đến khi chính quyền tạo điều kiện cho người dân thu hoạch tôm cũng là lúc các nhà máy chế biến thủy sản gặp khó trong việc thực hiện "ba tại chỗ". Nhiều nhà máy phải đóng cửa vì có ca COVID-19, số khác chỉ hoạt động khoảng 50% công suất nên lượng mua giảm hơn 50% so với những ngày trước dịch. 

Khi tỉnh Khánh Hòa giãn cách xã hội người nuôi tôm không thể bán được cho các nhà máy chế biến vì không thuê được nhân công thu hoạch tôm.
Việc thu hoạch và mua tôm gặp khó khăn do dịch COVID-19 - Ảnh: Internet 

Theo người nuôi tôm, nếu trước dịch, các nhà máy thu khoảng 20 tấn/ngày thì hiện nay chỉ thu mua khoảng 7-10 tấn/ngày. Do lượng tôm thương phẩm tồn trong dân còn rất lớn nên nhiều hộ buộc bán tháo để thu hồi vốn.

Cứ như thế giá tôm đã giảm 30-50 nghìn đồng/kg (tùy kích cỡ) trong thời gian qua và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

Tại Ninh Thuận, người nuôi tôm cũng đang gặp khó khăn để tìm đầu ra trong khi các chi phí về thuốc, thức ăn nuôi tôm đang tăng từ ngày.

Tại các trang trại tôm, người nuôi đã bán tháo với giá thấp nhưng lượng tôm tiêu thụ chỉ vài tấn/ngày nên người nuôi tôm vẫn khó khăn khi giải quyết đầu ra để thu hồi vốn. Nếu kéo dài vụ tôm, mỗi chủ vựa có thể lỗ 2-3 tỷ đồng/vụ. 

Người nuôi tôm Nam Trung Bộ 'nhắm mắt' xả hàng, chịu lỗ cũng chưa bán được
Người nuôi tôm Nam Trung Bộ 'nhắm mắt' xả hàng, chịu lỗ cũng chưa bán được - Ảnh: Internet 

Hiện các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung và chế biến tôm nói riêng đều có vùng nuôi lớn nên khi dịch bệnh bùng phát và phải thực hiện ba tại chỗ nhóm doanh nghiệp buộc phải giảm công suất nhà máy hoặc đóng cửa nếu có ca COVID-19 nên họ ưu tiên tiêu thụ số tôm của doanh nghiệp mình trước rồi mới đến số tôm thu mua từ dân.

Ngoài ra, dù có các kho, bãi trữ tôm nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp vẫn không thể thu mua tôm từ dân với số lượng lớn vì những doanh nghiệp này chỉ hoạt động khoảng 30-50% công suất nhà máy và phải chi thêm một khoản lớn chi phí để duy trì hoạt động.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, do ảnh giãn cách và thực hiện sản xuất ba tại chỗ nên nhiều mặt hàng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao ở các địa phương đang khó tiêu thụ. Do lượng tôm tồn lớn, cộng với việc giá thu mua thấp trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng cao nên người nuôi tôm đang giảm khoảng 50% diện tích nuôi cho vụ mới.

Các doanh nghiệp đầu ngành chế biến xuất khẩu tôm do sợ thiếu nguồn nguyên liệu sau dịch nên đang có chương trình tặng con giống với số lượng lớn (mua một tặng một thậm chí mua hai tặng một) để kích cầu người dân tiếp tục nuôi tôm nhưng người dân vẫn không dám xuống vụ mới, đa số chỉ xuống khoảng 50% diện tích nuôi.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật