TP HCM: Điều tra nhanh vụ việc đưa tin giả "bác sĩ rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ"

Sở Y tế TP.HCM cho biết sau khi kiểm tra có đủ cơ sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu.

Qua xem xét nội dung lan truyền, ghi nhận nhiều điểm không hợp lý, Sở Y tế TPHCM cũng đã tiến hành xác minh thông tin trong ngành y tế thành phố. Kết quả ghi nhận không có vụ việc một bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tự ý rút ống thở để cho sản phụ sắp sinh xảy ra trong bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn thành phố.

Được biết, tại khoa cấp cứu, hồi sức của các bệnh viện, việc chỉ định sử dụng máy thở cho bệnh nhân nặng, theo dõi, đánh giá, báo cáo… đều theo quy chế chuyên môn và rất nghiêm ngặt.

Hình ảnh 2 bé sơ sinh được đăng tải lan truyền trên mạng, được cho là do bác sĩ Khoa mổ, sau nhường máy thở của người thân. Sau đó đoạn chat này đã được xóa.

Theo các quy định hiện hành, nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm, trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn để quyết định.

Còn hình ảnh lan truyền về bác sĩ mổ bắt con được cho là của bác sĩ Khoa trên mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt, thực chất đây là hình ảnh mổ bắt con trước đây tại một bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn thành phố.

Hình ảnh vụ "bác sĩ Khoa" tràn ngập mạng xã hội.

 

Lấy hình ảnh từ những cuộc mổ của bác sĩ Cao Hữu Thịnh để cắt ghép hư cấu vào câu chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ cứu thành công sản phụ song thai gây bức xúc.
Bài viết được lan truyền trên mạng xã hội và được cộng đồng chia sẻ với tốc độ chóng mặt, nhưng câu chuyện sau đó được xác định là hư cấu.

Hiện Sở Y tế đang phối hợp các cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tập thể có liên quan. Đặc biệt các thông tin sai sự thật, đưa thông tin vì động cơ, mục đích cá nhân, tiêu cực làm ảnh hưởng uy tín của cá nhân, tập thể, nhân viên ngành y tế trong hoạt động chống dịch COVID-19.

Trước đó, từ đêm 7.8 đến rạng sáng 8.8, trên mạng xã hội và từ nhiều facebook đã đưa thông tin về bác sĩ tên Khoa đang chăm sóc bố và mẹ mắc COVID-19 nặng cùng một sản phụ chuẩn bị sinh đôi.

Thông tin trên mạng xã hội còn hư cấu rằng, ba mẹ của chủ tài khoản được nêu là bác sĩ Khoa cũng làm trong ngành y tế, đã về hưu nhưng tham gia vào tâm dịch và không may mắc COVID-19 rồi trở nặng, được đưa vào nơi vị này công tác để điều trị.

Cơ quan chức năng xác nhận thông tin lan truyền về bác sỹ Khoa nhường máy thở của mẹ đẻ cho sản phụ là thông tin giả.

Tuy nhiên, theo chia sẻ từ những đồng nghiệp của vị bác sĩ Khoa và mạng xã hội thì khi bố mất và mẹ nguy kịch có thể không qua khỏi, vị bác sĩ này đã quyết định rút ống thở của mẹ để nhường lại sự sống cho sản phụ và thực hiện cuộc mổ bắt con thành công.

Thông tin được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng cùng nhiều bình luận tiếc thương. Ngoài ra, trên các trang facebook cũng chia sẻ hình ảnh bác sĩ thực hiện ca mổ thành công, 2 con trai của sản phụ khoẻ mạnh.

(Nguồn video: Kênh VTC Now) 

TS-BSCKII Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, việc rút ống thở của người đang điều trị không chỉ liên quan đến những quy định pháp luật mà còn liên quan đến tính nhân đạo. Theo bác sĩ Thức, bác sĩ là một nghề cao quý, công việc của họ mỗi ngày là chữa bệnh, cứu người. Đây là một nghề nghiệp được quy định rất khắt khe về quyền và nghĩa vụ với hàng tá các quy định pháp luật, hơn nữa mỗi một sinh viên trường y trước khi tốt nghiệp còn phải tuyên thệ Lời thề Hippocrates.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn luật sư TPHCM cho biết, Hiến pháp Việt Nam chỉ mới thừa nhận công dân có quyền được sống, quyền được hiến mô, hiến tạng... còn quyền được chết thì chưa có cơ sở để thừa nhận. Do đó, cũng không có một bộ luật nào quy định về quyền được chết cả. Suy ra, hành động rút ống thở để chấm dứt sự sống của một người là hành vi trái pháp luật. “Chính vì pháp luật không có cơ chế để thực hiện quyền an tử nên người nào thực hiện hành vi này có thể sẽ bị truy cứu tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015”- luật sư Chánh nói.

(Nguồn video: Kênh VTC NOW)

Đánh giá:  
4.0 / 5  (2 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật