Mới đây vào ngày 11/3, giá xăng bán lẻ E95 đã tăng lên mức kỷ lúc sát 30.000 đồng/lít, mức giá tăng kỷ lục đã khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo đó, thực tế khi giá xăng tăng kéo theo nhiều hệ lụy liên quan như giá gas, giá nguyên vật liệu sản xuất, giá thực phẩm…đồng loạt tăng sốc. Việc này đã tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế đã phải chịu ảnh hưởng dài do dịch Covid-19 và giãn cách xã hội.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm cho biết tình hình nhập nguyên liệu, giá cả hàng hóa đang gặp khó khăn trong khi giá xăng dầu liên tục lập đỉnh mới khiến họ không thể gồng mình giữ giá.
Các doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm cho biết, khi giá xăng dầu liên tục lập đỉnh mới khiến họ không thể gồng mình giữ giá.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, cho biết kể từ năm trước, giá các nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán cho toàn bộ sản phẩm.
Theo đó, kể từ ngày 1/3, các sản phẩm của Acecook Việt Nam đồng loạt tăng giá với tỷ lệ khác nhau. Đơn cử, mì lẩu thái tôm có giá 173.100 đồng/thùng 30 gói, mì Hảo Hảo 3.600 đồng/gói, phở gà Đệ Nhất 6.400 đồng/gói...
Không chỉ mì ăn liền mà nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, gạo, đồ uống, thực phẩm đồ hộp, đồ gia dụng... cũng đồng loạt tăng giá bán.
Từ đầu tháng 3, các mặt hàng của sữa Abbott cũng bắt đầu tăng giá, sữa Abbott Grow Gold 3+ có giá 726.000 đồng/hộp, Similac Alimentum Eye-Q có giá 375.100 đồng/hộp...
Tiếp nối đà tăng, các mặt hàng dầu ăn cũng chịu tác động của thị trường tăng liên tục. Đơn cử, dầu ăn Meizan Gold, Cái lân, Orchild, dầu ăn Neptune…đồng loạt tăng 2.000 đồng/lít.
Công ty TNHH Vnflour - đơn vị sản xuất và cung cấp bột mì cho các thương hiệu Vifon, Thiên Hương Food, C.P Food,... cho biết một số sản phẩm của đơn vị đã phải điều chỉnh tăng 5-10%, và có thể tăng hơn.
Từ đầu năm đến nay, giá lúa mì đã tăng liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hơn nữa, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy, gây nên lạm phát lương thực toàn cầu.
Ngoài ra, không chỉ ngành lương thực, thực phẩm bị tác động khi giá nguyên liệu tăng vọt mà doanh nghiệp dệt may, thép, gỗ...cũng gặp phải những sức ép tăng giá.
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo trong bối cảnh giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng cao trước xung đột Nga - Ukraine, các doanh nghiệp sản xuất cần tiết kiệm chi phí, có những kế hoạch nhất định hạn chế tối đa chi phí sản xuất.
Với những động của các lệnh trừng phạt kinh tế ở châu Âu, Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải thách thức về giảm GDP và tăng lạm phát.