Hà Nội: Cửa hàng thực phẩm lưu động phục vụ người dân, đảm bảo thực hiện giãn cách

Sau khi thành phố thực hiện giãn cách, ghi nhận những ý kiến đóng góp của người dân, UBND các quận khu vực nội thành Hà Nội đã khẩn trương triển khai các điểm bán hàng lưu động; đồng thời chỉ đạo các phường thông báo để người dân trên địa bàn đến mua sắm các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Và liệu đây có thể là giải pháp bình ổn giá thực phẩm ở Hà Nội trong thời gian tới? 

Tại quận Long Biên, các xe bán hàng lưu động được duy trì bán tại 4 điểm gồm: Số 5 đường Vạn Hạnh, Khu đô thị Việt Hưng; sân bóng đảo Sen, 125 Nguyễn Sơn; sân chơi số 34 phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy và số 11 Đặng Vũ Hỷ, phường Thượng Thanh. Hàng hóa tại các điểm lưu động khá phong phú với đầy đủ các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt lợn, thịt gà, bò cá, tôm đến đồ khô.

Theo bà Phạm Thúy Hạnh sinh sống ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên, những điểm bán hàng này đã giải quyết rất nhiều vấn đề mua thực phẩm trong thời gian qua ở khu vực. “Có những điểm bán hàng như thế này cho bà con là rất tốt rồi, đi ra chợ cũng rất đúng, mọi người lại đông nên cũng hơi sợ, nên triển khai mô hình như thế này người dân yên tâm hơn…”, bà Hạnh nói.

Còn ông Hoàng Văn Thanh, tổ trưởng Tổ 38, phường Ngọc Thuy, quận Long Biên, Hà Nội cho rằng, đây là biện pháp tốt giúp giữ khoảng cách an toàn cho mọi người. “Khi đến đây thì tất cả mọi người ai cũng phải như ai, đều phải đeo khẩu trang, sát khuẩn, phải có phiếu đi chợ, phải đảm bảo khoảng cách 2m thì mới đủ điều kiện để mua bán tại các gian hàng lưu động…”, ông Thanh chia sẻ. 

Trong những ngày đầu triển khai khá nhiều người dân xung quanh đã tới mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết. Lượng lượng chức năng gồm tổ COVID-19 cộng đồng, Đoàn Thanh niên thường xuyên túc trực để kiểm tra và nhắc nhở người dân đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Các điểm bán hàng lưu động cũng phải đảm bảo đủ diện tích để thực hiện quy định 5K khu người dân vào mua hàng, thuận tiện cho xe ô tô tải loại 1,5 tấn trở lên ra vào và đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…Đại diện các đơn vị phải cam kết, giá bán của các sản phẩm tại điểm bán hàng lưu động luôn bằng giá bán tại siêu thị và sẽ được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân có thể dễ dàng tham khảo và an tâm mua sắm.“Ở các điểm bán hàng lưu động như thế này thì người dân sẽ không phải đi chợ, các chợ dân sinh sẽ được giảm tải áp lực, thu hẹp khoảng cách để phục vụ nhân dân tốt hơn trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 17 và 16…”, ông Bùi Quang Cự, Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh, quận Long Biên cho biết. 

Nhãn

Người dân có nhu cầu tới điểm bán hàng lưu động động đều phải có “thẻ đi chợ” được phường phát từ trước để kiểm soát số lượng, đảm bảo giãn cách. Theo ước tính mỗi điểm bán hàng lưu động như thế này sẽ phục vụ trung bình 200-300 lượt mua sắm với giá bán không tăng so với trong siêu thị. Giúp người dân có đủ nhu yếu phẩm cần thiết trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Đồng thời, giá cả của mỗi mặt hàng sẽ được niêm yết cụ thể, giúp người dân tiện theo dõi. 

Trước đó, thông tin từ Sở cho hay, lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu). Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí địa điểm.

(Nguồn video: Kênh Truyền hình thông tấn)

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật