Giá heo hơi hôm nay 7/8: Miền Bắc bất ngờ tăng nhẹ 2.000 đ/kg, giá thu mua cũng tăng lên

Giá heo hơi hôm nay (7/8) tăng rải rác tại một vài địa phương trên cả nước. Theo Viện Chăn nuôi, khả năng tăng trọng của heo nuôi trên nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học cao hơn nuôi trên nền xi măng.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng 1.000 đồng/kg

Heo hơi miền Bắc đi ngang về giá ở hầu hết các địa phương trong hôm nay. 

Dẫn đầu khu vực với giá 54.000 đồng/kg là các tỉnh Bắc Giang, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình,... 

Mức giá thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Tuyên Quang. 

Yên Bái là địa phương duy nhất điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg trong hôm nay, lên mức 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đi ngang ở nhiều tỉnh thành 

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương trong khu vực. 

Cụ thể, Thừa Thiên Huế tăng 2.000 đồng/kg lên mức 55.000 đồng/kg. Trong khi đó, Quảng Trị tiếp tục thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg. Đây cũng là tỉnh có giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại. 

Các tỉnh thành còn lại đang duy trì giao dịch từ 53.000 đồng/kg đến 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam nhích nhẹ ở một vài địa phương 

Thị trường heo hơi miền Nam hôm nay có giá tăng rải rác ở các địa phương. 

Tại bốn tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Nai và Hậu Giang, giá tăng 1.000 đồng/kg lên ngưỡng 52.000 - 54.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch phổ biến tại nhiều địa phương trong khu vực như Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An,...

Còn tại Cà Mau, Bạc Liêu và Đồng Tháp, heo hơi tiếp tục được thu mua với giá từ 50.000 đồng/kg đến 51.000 đồng/kg, đây cũng là mức thấp nhất khu vực. 

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg.

Hà Nội duy trì chăn nuôi ổn định

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tình hình sản xuất chăn nuôi của TP Hà Nội hiện nay đang gặp những khó khăn lớn, nhất là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia súc bị suy giảm mạnh do các trường học, các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể... phải tạm dừng hoạt động, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Hà Nội chỉ đạo duy trì hoạt động chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong các kịch bản của dịch bệnh COVID-19. Chi cục đã đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ người nông dân tái sản xuất. Bên cạnh đó, Chi cục đã tổng tẩy uế toàn bộ khu vực xã có dịch bệnh gia súc, tổ chức tiêm phòng bao vây, thắt chặt kiểm soát vận chuyển. 

Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo toàn hệ thống ngành chăn nuôi - thú y đảm bảo duy trì hoạt động, không được để bùng phát dịch bệnh gia súc, tránh làm đứt gãy nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân. Trong thời gian tới đây, TP Hà Nội sẽ tổ chức tiêm phòng đại trà cho các bệnh lở mồm long móng, tai xanh…

Vì sao thịt heo có giá "trên trời"?

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - thừa nhận, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh đã xuống mức 55.000 - 58.000 đồng/kg nhưng giá thịt heo bán lẻ tại Đồng Nai và TPHCM vẫn còn ở mức rất cao.

Theo ông Công, nguyên nhân giá thịt heo vẫn ở "trên trời" là do khâu phân phối bị ảnh hưởng nặng nề, hàng trăm khu chợ truyền thống phải tạm đóng cửa, trong khi các siêu thị chỉ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu thịt heo của người dân.

Việc lưu thông, vận chuyển thịt heo cũng gặp nhiều khó khăn, các thương lái phải qua nhiều bước trung gian hơn và tốn nhiều chi phí hơn so với trước. Với  chi phí phát sinh, thương lái buộc phải cộng thêm những khoản tiền này vào giá bán cho người tiêu dùng. Điều này khiến giá thịt heo vẫn "neo" ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm sâu.

"Với giá heo hơi như hiện nay thì giá bán lẻ thịt heo khoảng 100.000 - 110.000 đồng/kg là người kinh doanh đã có lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh phức tạp, chi phí phát sinh lớn đã khiến giá thịt heo chưa thể giảm", ông Công nói.

Còn theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, ngày bình thường thị trường TPHCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo/ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì lượng thịt heo về thành phố giảm mạnh. Mỗi ngày, thành phố chỉ tiêu thụ khoảng 5.000 - 6.000 con.

Ông Phương nhận định, giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá thịt heo bán lẻ vẫn còn cao là do chi phí phát sinh của các đơn vị phân phối quá lớn. Chi phí xăng dầu, chi phí phòng chống dịch và chi phí vận hành điểm bán tăng khiến giá thịt heo cũng tăng theo.

"Các điểm phân phối thịt heo có F0 đến thì phải tạm đóng cửa, nhân viên phải cách ly, điểm bán phải khử khuẩn. Một số nhân viên khác nằm trong vùng phong tỏa, không thể đi làm, buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm người mới. Ngoài ra, tài xế vận chuyển thịt heo cũng thiếu trầm trọng vì tài xế ngại đi làm mùa dịch.

Các đơn vị phải tuyển thêm nhân sự liên tục, trả tiền làm ngoài giờ, trả tiền xét nghiệm Covid-19, mua bảo hiểm cho nhân viên... Những chi phí này khiến cho giá thịt heo vẫn ở mức cao", ông Phương nói.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, khi các chợ truyền thống mở cửa bình thường lại, các thương lái hoạt động rầm rộ thì giá thịt heo sẽ phải giảm theo đúng quy luật của thị trường.

(Nguồn video: Kênh VTC16) 

Đánh giá:  
4.0 / 5  (2 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật