Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc thấp nhất 51.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi miền Bắc hôm nay giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương.
Theo đó, sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, các tỉnh thành Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình và Thái Bình cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 54.000 đồng/kg.
Mức giá thu mua thấp nhất là 51.000 đồng/kg, được chứng kiến tại tỉnh Tuyên Quang.
Giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay được ghi nhận trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg
Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay điều chỉnh giảm ở nhiều tỉnh thành.
Cụ thể, cùng giao dịch ở mốc 54.000 đồng/kg gồm có Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định và Nghệ An, lần lượt giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận giảm 2.000 đồng/kg, hiện đang thu mua với giá 53.000 đồng/kg.
Quảng Trị giảm cao nhất 3.000 đồng/kg xuống còn 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 52.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giao dịch quanh mốc trung bình là 52.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi khu vực phía Nam giảm rải rác.
Trong đó, thương lái tại tỉnh Đồng Tháp đang giao dịch tại mức 51.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Tương tự, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cũng giảm 2.000 đồng/kg, hiện đang thu mua với giá 50.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi tại khu vực miền Nam đang dao động trong khoảng 50.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Nghịch lý thức ăn chăn nuôi đội giá, thịt lợn giảm sâu
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thời gian qua do ảnh hưởng giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn tới tình trạng thiếu container nên cước chi phí vận chuyển tăng 200%-300%.
Theo ông Trọng, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong bối cảnh giãn cách xã hội diễn ra ở diện rộng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn.
Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ông Trọng cho biết, Bộ NN&PTNT đang khuyến khích các DN, người chăn nuôi tăng cường sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, phát triển gia cầm ăn cỏ.
Bộ đang có chính sách chuyển đổi nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây làm nguyên liệu sản xuất TACN. Hiện đã chuyển đổi được 250.000 ha, sắp tới sẽ chuyển đổi thêm 250.000 ha và đến năm 2030 dự kiến sẽ chuyển đổi được 1 triệu ha.
Theo ông Trọng, để kiểm soát được giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ cần đưa thức ăn chăn nuôi vào mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, lúc đó sẽ khống chế được giá các nguyên liệu đầu vào và người chăn nuôi có thể chủ động được kế hoạch sản xuất.
Trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nếu không có những giải pháp điều tiết giá thức ăn chăn nuôi, khiến người chăn nuôi e dè việc tái đàn, không khéo sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm chăn nuôi.