Giá gia cầm hôm nay 10/8: Giá gà chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, giá trứng tăng cao trong mùa dịch Covid-19

Giá gà tại các tỉnh phía Nam đang giãn cách xã hội có nơi chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg. Trong khi giá bán của hầu hết các loại nông sản đều giảm, thế nhưng trứng gia cầm lại tăng giá gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng tăng từ 20 - 25% so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 bùng phát.

Giá gà hôm nay: Khu vực miền Nam vẫn không có dấu hiệu tăng 

Giá gà công nghiệp khu vực phía Nam từ mức 7.000 – 8.000 đồng/kg giảm xuống còn 5.000 đồng/kg (gà quá trọng lượng) và 7.000-9.000 đồng/kg (gà đúng trọng lượng).

Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gà, vịt giống lớn tại các tỉnh phía Nam và miền Trung đang lâm vào cảnh ế ẩm chưa từng có. Đơn cử như các thương hiệu như Cao Khanh, Minh Dư đều giảm sản lượng tiêu thụ lên đến 90%.

Giá gà giống hàng công ty xuất bán cho người nuôi có thời điểm chỉ còn 4.000 đồng/con nhưng việc tiêu thụ vẫn khó khăn, chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh trong đại dịch gần hoặc bằng giá gà càng khiến cho các doanh nghiệp khốn đốn hơn.

Giá gà, vịt giống tại các lò nhỏ lẻ cung cấp cho người nuôi tại các tỉnh phía Bắc vẫn đang ở mức khá cao như gà lai mía xô trống mái 8.000 đồng/con; vịt bơ trên 12.000 đồng/con; giá ngan R71 khoảng 15.000 đồng/con; giá gà giống Lương Phượng hàng trống 12.000 đồng/con...

Giá trứng gia cầm tăng cao trong mùa dịch Covid-19

Các hương lái thu mua trứng gà ác tại trang trại với giá dao động từ 1.600 - 1.800 đồng/trứng, giá trứng gà ta dao động từ 1.800 - 2.000 đồng/trứng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 

Tại Hà Nội, giá trứng gà ta dao động khoảng 45.000-46.000 đồng/chục, giá trứng gà chọi cao hơn.

Giá trứng vịt khoảng 42.000-43.000 đồng/chục. Trứng gà công nghiệp rẻ hơn, khoảng 40.000 đồng/chục. 

Nhãn

Nguyên nhân khiến giá gà giảm sâu 

Về nguyên nhân khiến giá gà giảm sâu như hiện nay, trong khu vực phía nam, nhiều cơ sở giết mổ gia cầm quy mô lớn đã ngừng hoạt động. Trong khi đó, chăn nuôi ở quy mô công nghiệp thì gà phải qua giết mổ mới có thể đưa đến các kênh tiêu thụ, đây chính là mấu chốt khiến hàng triệu con gà đang tồn trong trại. 

Điểm nghẽn trong tiêu thụ gia cầm, lợn ở các tỉnh phía nam chính là khâu giết mổ. Các khu giết mổ tập trung hiện gần như không hoạt động vì dịch Covid-19. Nếu như tắc ở khâu giết mổ, gà vẫn ở chuồng không bán được thì người chăn nuôi không thể vào đàn mới, hậu quả sẽ là đứt gãy sản xuất, một thời gian sau sẽ thiếu hụt nguồn cung thực phẩm.

Đánh giá:  
3.0 / 5  (2 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật