Xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam giảm hơn 60% sau khi bị áp thuế 

Việc bị áp thuế CBPG và CTC khiến xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam từ tháng 2 đến nay liên tục giảm.

Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, xuất khẩu đường (HS: 1701) của nước này trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam giảm mạnh 60,5% (tương ứng giảm 485.834 tấn) so với cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 317.579 tấn. 

Xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi Việt Nam chính thức áp thuế 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan, trong đó thuế chống bán phá giá (CBPG) là 42,99% chống trợ cấp (CTC) là 4,65% với thời hạn 5 năm tính từ ngày 16/6/2021.

Xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam giảm hơn 60% sau khi bị áp thuế 
Xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam giảm hơn 60% sau khi bị áp thuế 

Trong khối ASEAN, ngoài sự sụt giảm của Việt Nam thì lượng đường xuất khẩu của Thái Lan sang Indonesia – thị trường tiêu thụ đường lớn nhất của nước này trong 7 tháng đầu năm nay cũng giảm mạnh 73,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 503.728 tấn. Thị phần ở Singapore và Myanmar cũng giảm so với cùng kỳ. 

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu đường của Thái Lan sang Campuchia tăng 30,4%, Malaysia tăng 19,9%, Philippin tăng 10,8%, Lào tăng 11%.

Đang xuất hiện những lo ngại về việc đường Thái Lan lẩn tránh thuế nhập khẩu qua các nước ASEAN vào Việt Nam

Mặc dù lượng đường nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh sau khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG và CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, nhưng lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở mức cao.

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn toàn làm chủ thị trường và nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Đáng chú ý là hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN. Trong 6 tháng, lượng đường nhập khẩu từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đạt 399.189 tấn, tăng gấp 10 lần so với 38.610 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, ngành mía đường tại những quốc gia này hoàn toàn không có năng lực để có thể xuất khẩu vào Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây Bộ Công Thương thông báo đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật