Mới đây, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, Trung Quốc dự định sẽ ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán đối với tất cả các loại hàng hóa.
“Điều này có thể làm gia tăng tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sắp tới”.
Do đó, với số lượng lớn hàng nông sản Việt Nam trong đó nhiều nhất là các loại trái cây cần được đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong thời gian tới.
Theo đó, tính đến cuối năm, sản lượng trái cây có thể là 700.000 tấn, đến Tết Nguyên đán thì có thể tăng lên hơn 1,7 triệu tấn.
Một số chuyên gia cho rằng, để tiêu thụ được lượng lớn nông sản cần có sự hợp tác của các bên. Cụ thể là các hợp tác xã, nhà nhập khẩu, hệ thống siêu thị, chợ trên toàn quốc…sẽ đóng vai trò trong việc phân phối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, các địa phương cần đồng hành, sát cánh cùng nông dân trong việc truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Theo ghi nhận mới nhất, nông sản Việt Nam muốn xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Mỹ, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc đều cần mã số vùng trồng, đóng gói.
Cụ thể, hiện này các nhóm nước trên không yêu cầu đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP mà yêu cầu kiểm soát mã số.
Ngoài ra, khi đóng gói xuất khẩu thì không có tồn dư những loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép, hoặc vượt quá hạn định.
Trong 10 tháng năm 2021, rau quả Việt Nam xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả nước ta.
Tuy nhiên, dù việc xây dựng mã số vùng trồng hiện đang rất quan trọng nhưng thực tế nhiều địa phương, nông dân vẫn còn thờ ơ, chưa chú trọng khiến hàng hóa khó tiêu thụ trong tương lai.