Cụ thể, 3.578 ca mắc mới COVID-19; trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (1.998 ca), Bình Dương (519 ca), Long An (246 ca), Tây Ninh (176 ca), Đồng Nai (147 ca), Vĩnh Long (72 ca), Bình Thuận (72 ca), Đà Nẵng (66 ca), Bến Tre (62 ca), Sóc Trăng (33 ca), Cần Thơ (31 ca), Đồng Tháp (31 ca), An Giang (26 ca), Phú Yên (20 ca), Bình Định (18 ca), Đắk Lắk (11 ca), Đắk Nông (8 ca), Nghệ An (5 ca), Hà Tĩnh (4 ca), Kiên Giang (3 ca), Bạc Liêu (3 ca), Phú Thọ (3 ca), Sơn La (3 ca), Hải Dương (2 ca), Điện Biên (1 ca), Quảng Trị (1 ca), Thanh Hóa (1 ca), Hà Nội (1 ca) trong đó có 687 ca trong cộng đồng.
Số ca tử vong ghi nhận đến sáng ngày 3/8 như sau:
Sáng 3-8, Bộ Y tế thông báo bổ sung 186 ca tử vong (1696-1881) tại 10 tỉnh, thành phố như sau:
+ Tại TP.HCM: từ ngày 28-7 đến 2-8: 165 ca
+ Tại Đồng Tháp từ ngày 28-7 đến 2-8: 10 ca
+ Tại Bến Tre từ ngày 31-7 đến 1-8: 2 ca
+ Tại Vĩnh Long từ ngày 31-7 đến 1-8: 2 ca
+ Tại Cần Thơ từ ngày 1 đến 2-8: 2 ca
+ Tại Hà Nội ngày 31-7: 1 ca
+ Tại Đà Nẵng ngày 1-8: 1 ca
+ Tại Ninh Thuận ngày 1-8: 1 ca
+ Tại Bình Thuận ngày 2-8: 1 ca
+ Tại Khánh Hòa ngày 2-8: 1 ca
Như vậy, tính đến sáng ngày 3/8, Việt Nam có 165.339 ca nhiễm trong đó có 2.287 ca nhập cảnh và 163.052 ca mắc trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 161.482 ca, trong đó có 44.191 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.
Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn là Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Điện Biên.
Như vậy, Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 179.997.953 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 15.263.906 ca và 91.435 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 2/8, thế giới có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 90 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt tại nhiều khu vực. Theo WHO, biến thể Delta đã xuất hiện ở 15 trong số 22 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Trung Đông.
Hầu hết các ca nhiễm và nhập viện mới là những người chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Tính đến tuần cuối của tháng 7 này, chỉ 41 triệu người, tương đương 5,5% dân số tại khu vực Trung Đông đã được tiêm đủ liều vaccine.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng phòng COVID-19 cho người dân, đảm bảo độ bao phủ vắc xin, đồng thời đảm bảo yêu cầu an toàn phòng chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, TP.HCM đã điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 5, trong đó những người trên 65 tuổi hoặc có bệnh lý nền mãn tính được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Long An dỡ bỏ phong tỏa và chính thức hoạt động trở lại, đón bệnh nhân đến khám, chữa bệnh sau 34 ngày (từ ngày 29-6 đến nay) tạm ngừng hoạt động.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 3 cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên địa bàn huyện Côn Đảo từ ngày 2 đến 11-8. Dự kiến có 1.385 người được tiêm, trong đó có 780 người được tiêm mũi 1 và 605 người được tiêm mũi 2.
Hôm qua 2-8 đã có thêm gần 1,2 triệu liều AstraZeneca do COVAX hỗ trợ về đến Việt Nam, nâng tổng số vắc xin do COVAX hỗ trợ lên gần 8,7 triệu liều, trong đó có hơn 5 triệu liều Moderna, còn lại là AstraZeneca. Tính chung cho đến nay Việt Nam đã nhận được khoảng 18 triệu liều vắc xin từ các nguồn và đã sử dụng trên 6,9 triệu liều.
Bộ Y tế cho biết đến ngày 8-8 tới sẽ có thêm 1 vắc xin sản xuất trong nước (vắc xin do Công ty VinBioCare, Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ từ Acturus, Mỹ) bước vào thử nghiệm lâm sàng. Theo đề cương do Bộ Y tế phê duyệt, vắc xin này sẽ thử lâm sàng 3 giai đoạn, trên 41.000 người, trong đó giai đoạn 3a và 3b là 40.600 người.