Mì ăn liền của Việt Nam bị EU đưa vào danh sách kiểm soát khẩn cấp 

Từ tháng 1/2022, mì ăn liền của Việt Nam vào danh mục kiểm tra dư lượng thuốc BVTV tại EU. Tần suất kiểm tra là 20% với dư lượng của ethylene oxide.  

Ngày 17/12, Eu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2021/2246 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Đối với các sản phẩm của Việt Nam khi nhập khẩu vào EU, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật sẽ được quy định cụ thể như sau:

- Rau mùi: 50%

- Húng quế: 50%

- Bạc Hà: 50%

- Rau mùi tây: 50%

- Đậu bắp: 50%

- Hạt tiêu: 50%

- Thanh long: 20%.

- Mì ăn liền : 20%

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.

So với những quy định nhập khẩu trước đó, mì ăn liền là mặt hàng mới nhất được bổ sung vào danh sách kiểm tra của EU.

Mì ăn liền của Việt Nam bị EU đưa vào danh sách kiểm soát khẩn cấp 
Mì ăn liền của Việt Nam bị EU đưa vào danh sách kiểm soát khẩn cấp 

Như vậy, dự kiến kể từ ngày 6/1/2022, mì ăn liền của Việt Nam sẽ chịu tần suất kiểm tra là 20% với dư lượng của Ethylene Oxide (tổng cộng của cả ethylene oxide và 2-chloro-ethanol, vì đều được đề cập là ethylene oxide).

Mì ăn liền là sản phẩm tổng hợp nên trường hợp nhà sản xuất có sử dụng thêm nguyên liệu là trứng và mỡ động vật thì sẽ cần chứng thư từ Cục Thú Y.

Nếu thuần túy các sản phẩm từ thực vật thì doanh nghiệp cần liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để lấy chứng thư.

Trước đó, 8/2021, Mì Hảo Hảo, miến Good của Acecook Việt Nam và lô phở khô vị bò gà của Công ty cổ phần Thực phẩm Thiên Hương xuất khẩu sang EU đã bị thu hồi do chứa EO. Đây là hoạt chất có hại cho sức khỏe và EU không cho phép sử dụng trong thực phẩm. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật