Giá thép ngày 30/8, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 164 nhân dân tệ lên mức 5.312 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 13h00 (giờ Việt Nam).
Tăng trưởng sản xuất quặng sắt toàn cầu dự kiến sẽ tăng tốc trong những năm tới.
Công ty nghiên cứu Fitch Solutions Country Risk and Industry Research cho biết, điều này sẽ chấm dứt tình trạng trì trệ kéo dài do giá quặng sắt đạt mức trung bình thấp nhất trong thập kỷ là 55 USD/tấn vào năm 2015.
Trong đó, tăng trưởng nguồn cung sẽ chủ yếu được thúc đẩy nhờ hai quốc gia hàng đầu là Brazil và Australia.
Tại Trung Quốc, sản lượng quặng sắt được dự báo sẽ tăng trở lại trong vòng 3 đến 4 năm tới khi nước này nỗ lực tăng khả năng tự cung tự cấp và giảm nhập khẩu từ Australia.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các công ty khai thác của Trung Quốc hoạt động với chi phí cao hơn trong các loại quặng trong nước sẽ tiếp tục giảm.
Tuần trước, một số cơ quan tư vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết, NFSRA sẽ tiếp tục xả kho dự trữ trong phần còn lại của năm 2021 vì giá của một số mặt hàng vẫn còn quá cao và gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, các biện pháp cắt giảm sản xuất, hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu phôi thép của Trung Quốc... Việc Trung Quốc tiếp tục bổ sung nhiều sản phẩm thép vào diện ngừng hoàn thuế xuất khẩu sẽ tác động lớn tới thị trường thép.
Thị trường thép quốc tế trong tháng 8/2021 bị tác động mạnh bởi tình trạng tắc nghẽn giao thông, vận tải hàng hóa do lũ lụt tại một số nước châu Âu, biến thể Delta khiến dịch bệnh tiếp tục lan rộng ra khắp các nước trên thế giới ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế, sản xuất ở khắp các châu lục.
Bên cạnh đó, giá than luyện kim chạm đỉnh tại Trung Quốc do nguồn cung bị thắt chặt, cùng với nhu cầu tiêu thụ thép ổn định đã góp phần giúp giá than tiếp tục đà tăng.
Xuất khẩu sắt thép 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng
Cộng chung cả 7 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sắt thép của cả nước tăng 46,4% về khối lượng, tăng 121,3% về kim ngạch và tăng 51,2% về giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 7,02 triệu tấn, thu về trên 5,6 tỷ USD, giá trung bình đạt 798,4 USD/tấn.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang thị trường EU – thị trường lớn nhất tiệu thụ các loại sắt thép của Việt Nam, tăng rất mạnh 665,7% về lượng, tăng 824% về kim ngạch và tăng 20,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 841.594 tấn, tương đương 837,49 triệu USD, giá trung bình 995 USD/tấn.
Sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc mặc dù khối lượng lớn nhất 1,32 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ xếp thứ 2, với 764,59 triệu USD, giá trung bình 578,3 USD/tấn, giảm 9,4% về lượng nhưng tăng 30,6% về kim ngạch và tăng 44% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện Bắc Kinh và chính quyền địa phương tại một số tỉnh đang triển khai các chiến dịch về môi trường và an toàn hầm mỏ sau nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến hoạt động khai thác bị gián đoạn. Nguồn cung than nội địa do đó bị thu hẹp hơn.
Tiếp đến thị trường Campuchia đạt 757.365 tấn, tương đương 545,42 triệu USD, giá 720,2 USD/tấn, giảm 16% về lượng nhưng tăng 14,7% về kim ngạch.