Thư ký báo chí Nhà Trắng, ông Jen Psaki cho biết: “Tôi vẫn nghĩ nguyên nhân có khả năng nhất của dịch bệnh này ở Vũ Hán là từ một phòng thí nghiệm – virus đã bị rò rỉ. Nhiều người không tin điều đó. Khoa học cuối cùng sẽ chứng minh điều đó”.
“Tôi có thể nói rằng thường mất vài ngày để công bố báo cáo. Tổng thống sẽ được thông báo trước về bất kỳ phát hiện nào. Đó là một dạng báo cáo chưa được phân loại, phải giải mật. Tôi không thể đánh giá điều đó vào thời điểm này, ngày mai là thời hạn 90 ngày”, ông Jen Psaki cho biết về thời hạn của cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Trước đó vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu các cơ quan tình báo nước này đưa ra báo cáo đánh giá lại nguồn gốc gây ra đại dịch COVID-19 và xác định xem liệu dịch bệnh này có rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ động vật sang con người.
Khi được hỏi liệu báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ sẽ được phát hành đầy đủ hay liệu báo cáo đó sẽ được đính chính, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ cho tất cả các bạn biết kết quả. Tại thời điểm này, tôi không biết chắc chắn về định dạng của báo cáo”.
Sau khi kết thúc điều tra giai đoạn một, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kết luận, nhóm chuyên gia của WHO vẫn chưa tiếp cận đầy đủ phòng thí nghiệm virus học của Vũ Hán.
Báo cáo hồi tháng 3 từ nhóm điều tra của WHO không đưa ra kết luận chắc chắn. Họ cho biết, virus lây nhiễm từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là kịch bản có thể xảy ra nhất, trong khi rò rỉ từ các phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán là "cực kỳ khó xảy ra".
WHO đã đề xuất giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc gây ra đại dịch, tiếp cận đầy đủ dữ liệu thô về các ca bệnh ban đầu. Tuy nhiên, Trung Quốc bác lời kêu gọi mới của WHO, cho rằng điều này không cần thiết.
Hồi tháng 3, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Robert Redfield tin virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho rằng loại virus này không phát triển từ tự nhiên.