20 năm vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001: Thay đổi cả nước Mỹ

Ngày 11/9/2001 là một điểm mốc lớn trong lịch sử nước Mỹ, cuộc tấn công chưa từng có về quy mô khủng bố. Sự kinh hoàng và nỗi ám ảnh đã phủ một cái bóng đen lên cuộc sống của người Mỹ và kéo dài cho đến ngày nay.

Thứ ba, ngày 11/9/2001 là một ngày không thể quên được trong lịch sử Mỹ, khi hai tòa nhà chọc trời sụp đổ giữa New York tráng lệ, hàng ngàn người bỏ chạy, ôm nhau gào khóc và gần 3.000 người đã mãi mãi nằm xuống.

Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines. 

Nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng với sự kiện khủng bố 11/9/2001
Nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng với sự kiện khủng bố 11/9/2001 - Ảnh: AP

Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.

Trong gần hai giờ sau đó, những chiếc máy bay khác lao vào tòa tháp nam của Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc.

Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.

Khi khói vẫn bốc lên từ tòa tháp đôi đổ sụp ở Manhattan và Lầu Năm Góc, chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ cũng bắt đầu thay đổi, tác động mạnh mẽ đến cả thế giới.

Nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng với sự kiện khủng bố 11/9/2001
Sự kiện khủng bố kinh hoàng khiến nhiều người vẫn còn ám ảnh - Ảnh: AP

Mong muốn chống khủng bố mãnh liệt đã đưa Mỹ tới cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan, chiến tranh dài một thập kỷ ở Iraq và các chiến dịch tiêu diệt khủng bố khác trên toàn cầu. Chính sách đối ngoại và quốc phòng Mỹ cũng tập trung chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và tham gia các cuộc chiến tranh toàn cầu lớn.

Khi những cuộc chiến dài hơi do Mỹ phát động nổ ra, vụ khủng bố cũng mang đến những tác động lâu dài đối với tâm lý và cách sống của người Mỹ. Dù nhiều người không trực tiếp trải qua ngày kinh hoàng đó, họ vẫn đang sống với những hậu quả của nó. 

Những nỗi đau khổ, sợ hãi của ngày hôm đó vẫn âm ỉ phía dưới vỏ bọc của cuộc sống thường ngày. 

Nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng với sự kiện khủng bố 11/9/2001 - Ảnh: AP
Nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng với sự kiện khủng bố 11/9/2001 - Ảnh: AP

Tròn 20 năm sau, các sự kiện tưởng niệm được tổ chức trên khắp nước Mỹ để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố kinh hoàng này.

Theo báo USA Today, Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ đến thăm toàn bộ 3 địa điểm đã bị tấn công 20 năm trước. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng chồng Doug Emhoff sẽ đến Shanksville trước khi họ cùng vợ chồng Tổng thống Biden có mặt tại Lầu Năm Góc.

Tại thành phố New York, Đài tưởng niệm và bảo tàng 11/9 sẽ tổ chức một buổi lễ, trong đó tên của tất cả nạn nhân sẽ được xướng lên. Sự kiện bắt đầu bằng phút mặc niệm lúc 8h46 sáng để đánh dấu thời điểm chiếc máy bay thứ nhất bị bọn khủng bố kiểm soát lao vào tòa tháp phía bắc của WTC.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật