Nhật bản ghi nhận ca nhiễm biến thể Eta của virus SARS-CoV-2
Đây là lần đầu tiên Nhật phát hiện biến chủng Eta, nước này cũng đang chật vật đối phó với biến chủng Delta. Biến chủng Eta vốn xuất hiện ở hơn 70 quốc gia, trong đó các ca nhiễm chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa nó vào nhóm "biến chủng đáng quan tâm" hồi tháng 3-2021, bên cạnh biến thể Iota, Kappa và Lambda.
Trước diễn biến dịch bệnh còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm đáng kể số ca nhiễm Covid-19,chính quyền đất nước này đã ban hành quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp ở 19 địa phương trong đó có Tokyo, Osaka đến ngày 30/9. Trong khi đó, 6 tỉnh gồm Toyama, Yamanashi, Ehime, Kochi, Saga, Nagasaki sẽ được dỡ bỏ và trở lại trạng thái bình thường.
Thái Lan phải lùi kế hoạch mở cửa trở lại
Ở Thái Lan thời gian này là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch.
Lịch trình mở cửa trở lại của Thái Lan sẽ bị lùi lại hơn 1 tháng. Hồi tháng 6, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra kế hoạch 120 ngày để bắt đầu cho phép du khách đã hoàn thành tiêm chủng đi lại tự do mà không cần cách ly.
Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn cho biết việc miễn cách ly cho du khách đã tiêm chủng sẽ được rời từ tháng 10 sang tháng 11. Nguyên nhân là số người dân hoàn thành 2 liều vaccine vẫn chưa đủ.
Việc trì hoãn mở cửa trở lại sẽ giúp người Thái có thêm thời gian để thích nghi với bình thường mới. Từ đầu tháng 9, chính phủ đã dỡ bỏ các lệnh cấm kinh doanh từng được áp đặt đối với một số tỉnh thành, bao gồm Bangkok. Việc nới lỏng các hạn chế cho thấy sự thay đổi về chính sách đối phó với dịch bệnh của Thái Lan. Thay vì đưa số ca nhiễm mới về 0, chính phủ nước này hướng tới mục tiêu sống chung cùng Covid-19.
Tình hình dịch bệnh đáng lo ngại ở Malaysia
Hiện Malysia đang là điểm nóng dịch ở khu vực Asean chỉ sau Indonesia. Khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Tuy nhiên, trong ngày 10/9, Malaysia không công bố số liệu dịch bệnh.
Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất
Đến nay ở Mỹ đã có 41.729.799 ca mắc và 676.346 ca tử vong
Tính đến ngày 10/9, các quan chức Nhà Trắng cho biết gần 75% người Mỹ đủ điều kiện - những người từ 12 tuổi trở lên - đã tiêm ít nhất mũi đầu tiên và CDC báo cáo khoảng 54% đã được tiêm phòng đầy đủ. Mỹ có thể cấp phép tiêm vắc-xin Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi trong tháng sau. Thời gian được đặt ra dựa trên kỳ vọng vắc-xin Pfizer khi đó sẽ có đủ dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng để đề nghị Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho lứa tuổi từ 5/11.
Các nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ được công bố hôm 10-9 cũng cho thấy những người được tiêm chủng có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn gần năm lần và ít hơn 10 lần so với việc họ phải nhập viện.
Phát biểu tại cuộc họp giao ban về COVID-19 tại Nhà Trắng hôm 10/9, Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, cho biết: "CDC đã xem xét các trường hợp COVID-19, nhập viện và tử vong ở 13 bang và cung cấp thêm bằng chứng về sức mạnh của tiêm chủng".
Trước đó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu về kế hoạch bao gồm 6 mũi nhọn để ngăn sự lây lan của đại dịch COVID-19 và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Đáng chú ý, kế hoạch này bao gồm một sắc lệnh yêu cầu toàn bộ các nhân viên liên bang và các nhà thầu của chính phủ phải tiêm chủng, hoặc phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cũng như chịu một số hạn chế khác như bắt buộc phải đeo khẩu trang tại nơi làm việc.
Ấn Độ sẽ cung cấp vaccine cho COVAX sau khi hoàn thành tiêm chủng trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, hồi tháng 3/2021, Ấn Độ tạm thời đình chỉ tất cả các lô vaccine ngừa COVID-19 xuất khẩu chính, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho cơ chế chia sẻ vaccine COVAX.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) có trụ sở tại Pune, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp chính cho COVAX. Vào tháng 5 năm nay, khi các ca COVID-19 tăng mạnh ở Ấn Độ, Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla cho biết SII sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất vaccine và ưu tiên Ấn Độ, nhưng ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ khởi động lại việc cung cấp vaccine cho COVAX và các quốc gia khác vào cuối năm 2021. Nhưng, đến thời điểm hiện tại Ấn Độ quyết định không chia sẻ vaccine COVID-19 với phần còn lại của thế giới thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đứng đầu cho đến khi hoàn tất tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành ở nước này.
Tính đến sáng 10/9, Ấn Độ đã tiêm tổng cộng 723,78 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó có 172 triệu liều được sử dụng để tiêm mũi thứ 2 cho người dân.
Đan Mạch dần trở thành đất nước đang "sạch bóng Covid"
Tại Đan Mạch, Covid-19 chính thức được công nhận là đã giải quyết trọn vẹn, đi vào dĩ vãng.
Ngày 10/9, Đan Mạch sẽ chính thức dỡ bỏ những lệnh hạn chế Covid cuối cùng, với việc chính phủ đất nước tuyên bố "virus không còn là mối đe dọa của xã hội" sau khi phủ thành công vaccine cho 72% dân số (ở Anh mới chỉ là 62%).
"Đại dịch đã được kiểm soát," - Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke tuyên bố cách đây 1 tuần.
Trên thực tế thì ở thời điểm đầu đại dịch, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tại Bắc Âu ban hành các lệnh phong tỏa. Giờ đây, họ cũng là nước đầu tiên ở khu vực này tiến hành dỡ bỏ chúng. Và với viễn cảnh này, Đan Mạch dạy cho cả thế giới những bài học về cách để trở lại cuộc sống bình thường: Khi bạn không thể đưa ca nhiễm về 0, hãy tìm cách sống chung với nó!
Theo giới chức Đan Mạch, lý do khiến nước này có thể dỡ bỏ mọi hạn chế là nhờ việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng. Hiện có tới 73% trong số 5,8 triệu người dân nước này đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 và con số này ở những người trên 65 tuổi là 96%.
Nhà khoa học phát triển vaccine AstraZeneca lên tiếng về mũi tiêm thứ 3
Giáo sư Sarah Gilbert đến từ Viện Jenner thuộc Đại học Oxford (Anh), nói trên tờ Telegraph rằng, khả năng miễn dịch của vaccine Covid-19 đang được duy trì tốt, ngay cả khi chống lại biến chủng Delta. Trong khi người già và những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể cần mũi tăng cường, tiêm hai liều vaccine Covid-19 là đủ để cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho cơ thể, bà nói.
“Chúng tôi sẽ xem xét từng tình huống. Người già và những người bị suy giảm miễn dịch cần được tiêm bổ sung", bà nói. “Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta cần áp dụng tiêm mũi thứ ba đối với mọi người. Tiêm hai mũi là đủ để duy trì sự bảo vệ lâu dài đối với đại đa số mọi người”.
Theo giáo sư Gilbert, ưu tiên trên thế giới hiện nay là cung cấp thêm vaccine cho các quốc gia có nguồn cung hạn chế.
“Chúng ta cần đưa vaccine đến các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Chúng ta phải làm tốt hơn trong vấn đề này. Mũi tiêm đầu tiên có ảnh hưởng lớn nhất”, bà nói.
Giáo sư Gilbert là nhà khoa học có công lớn trong việc phát triển vaccine AstraZeneca. Bà Gilbert cũng là người mong muốn vaccine do mình phát triển được sử dụng đại trà trên toàn cầu, nên giá của vaccine AstraZeneca rất rẻ, chỉ khoảng 3-4 USD/liều.