Cách làm lẩu thái chua cay ai cũng say mê

Tham khảo công thức cách làm lẩu thái dưới đây nhé để hoàn thành một nồi lẩu Thái chua cay chuẩn vị như nhà hàng, khiến tất cả mọi người xuýt xoa khi thưởng thức. Với hướng dẫn của chúng tôi, bạn có thể nấu được nồi lẩu dành cho 5-6 người cùng ăn đấy.

1. Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay

Nguyên liệu để thực hiện cách nấu lẩu Thái chua cay hơi nhiều một chút nhưng hoàn toàn không khó kiếm.

Chỉ cần bạn chịu khó đi chợ hay tìm đến các cửa hàng tạp hóa thì các nguyên liệu này cũng đều sẵn có. Càng đầy đủ mọi thứ thì nồi lẩu Thái của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn.

Lẩu thái món ăn tuyệt vời những ngày mùa đông

Với suất ăn 4 người để làm món lẩu Thái chua cay thì chúng ta cần chuẩn bị như sau:

- Xương ống: 1kg

- Tôm, mực, ngao (Tùy vào số lượng người ăn)

- Nấm rơm, rau muống, bắp chuối, mì/bún

- Riềng: 1 củ

- Sả: 6 cây

- Chanh: 2 quả vắt lấy 3 thìa canh nước cốt

- Lá chanh: 10 lá

- Vị lẩu Thái: 2 thìa cà phê

- Đường: 3 thìa cà phê

- Hạt nêm: 6 thìa cà phê

- Nước mắm: 1 thìa cà phê

- Sa tế.

2. Cách nấu lẩu Thái chua cay

Sơ chế:

- Mực làm sạch, dùng dao sắc khứa hình vảy rồng ( cắt sọc chéo) để mực được thấm gia vị dễ hơn, cắt thành các miếng vừa ăn.

- Ngao rửa thật sạch với nước để loại bỏ tạp chất có trên vỏ ngao. Sau đó pha nước muối loãng thêm vài miếng ớt vào chậu, bỏ ngao vào ngâm để ngao nhả tạp chất bên trong.

- Đậy kín chậu ngâm ngao trong khoảng 30 phút. Đợi cho ngao tiết chất bẩn ra, đem ngao đi rửa sạch lần nữa.

- Rửa sạch tôm, cắt bớt râu tôm để dễ ăn, không vướng miệng.

- Rửa sạch thịt bò, thái mỏng ngang thớ bằng dao sắc

- Trình bày các nguyên liệu (mực, thịt bò, ngao, tôm) ra đĩa sao thật ngon mắt. Bắt tay vào sơ chế rau củ quả cho món lẩu.

Trình bày đồ nhúng lẩu thái

- Sau khi rửa sạch cà chua, dùng dao bổ múi cau. Dứa gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa qua rồi cắt lát. Riềng, sả rửa sạch. Sả đập dập, cắt khúc, gừng thành lát. Chẻ chữ thập trên đầu nấm rơm rồi đem rửa sạch. 

Với các loại rau ăn kèm lẩu, bạn nhặt bỏ phần già, phần gốc, rửa thật sạch, cắt thành các khúc ngắn vừa ăn. Đối với cải thảo bạn tách các bẹ ra rửa sạch nhẹ nhàng rồi cắt khúc. Trình bày tất cả nguyên liệu lên đĩa.

3. Thực hiện cách làm lẩu thái

- Rửa sạch rồi chần xương heo qua nước sôi. Ninh xương trong khoảng 1 tiếng.

- Sau khi sơ chế nấm rơm và nấm đùi gà (nấm rơm cắt dọc, nấm đùi gà cắt miếng chéo khoảng 0.5cm bề dày), cho nấm vào nồi nước sôi chần qua.

- Để thêm hương vị cho nước lẩu, bạn cho thêm lá chanh được vò nhàu, rồi sà đập dập cắt thành các đoạn dài khoảng 5cm, vào nồi nước lẩu đun sôi. Chế gia vị lẩu Thái vào nồi nước lẩu, nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Rửa thật sạch tôm, ngao, mực. Mực tạo hình vảy rồng, rồi cắt miếng hình vuông khoảng 4cm x 4cm.

- Khi nước lẩu sôi, thả ngao và hành tây bổ múi cao vào nồi. Làm như vậy nước sẽ ngọt hơn. Tiếp đó, nhúng các nguyên liệu khác như mực, tôm, nấm, các loại rau. Giờ chỉ cần đợi các nguyên liệu chín và thưởng thức thôi. 

Cùng gia đình quây quần bên nồi lẩu thái thì còn gì bằng

Thành phẩm:

- Nguyên liệu đã đầy đủ, nào hãy bắc bếp ra bàn và cùng nhau ngồi lại. Quây quần cùng với gia đình bên nồi lẩu Thái chua cay, thơm ngon còn gì hấp dẫn hơn nữa chứ.

4. Lưu ý khi ăn lẩu Thái

- Những người có bệnh dạ dày không nên ăn lẩu Thái do tính chất cay và chua rất đặc trưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày, đường tiêu hóa của người bệnh. Ngoài ra trong lẩu còn có nhiều hải sản với lượng đạm cao, không phù hợp với những người có bệnh về tiêu hóa.

- Cũng bởi lượng đạm, mỡ trong lẩu nhiều nên người cao huyết áp, mỡ máu hay tiểu đường cũng không nên ăn lẩu nhiều.

- Một số gia vị và thực phẩm có trong lẩu có thể không tốt đối với sức khỏe thai phụ, gây hại tới thai nhi. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế việc ăn lẩu.

- Vỏ ngao nếu bị ngâm quá lâu trong nước lẩu sẽ không tốt cho sức khỏe người ăn. Vì thế không nên nhúng ngao lâu trong nồi lẩu. 

5. Cách làm nước chấm ăn lẩu Thái ngon

Khi thưởng thức lẩu Thái sẽ không thể thiếu được nước chấm. Nhưng nước chấm phải pha chuẩn vị mới làm tăng thêm độ hấp dẫn của món lẩu? Nếu nước chấm không phù hợp, món lẩu sẽ bị giảm độ ngon đi nhiều phần. 

Làm sao để pha được bát nước chấm ngon nhất và vừa miệng nhất khi ăn lẩu Thái? Dưới đây là bí quyết của chúng tôi dành cho bạn:

Tuyệt chiêu pha nước chấm lẩu thái

5.1. Nguyên liệu chuẩn bị làm nước chấm ăn lẩu Thái

Cần chuẩn bị các nguyên liệu như dưới đây để bạn có thể thành công trong việc tạo nên nước chấm lẩu ngon tuyệt cho mọi người:

  • Nước tương: Khoảng 2 muỗng canh
  • Đường: 2 thìa cà phê
  • Ớt tươi: 2 quả
  • Dầu mè: 1 muỗng cà phê
  • Mè rang: 20g

Nguyên liệu đã có đủ, hãy bắt tay vào thể hiện tài năng của mình để có một bát nước chấm ngon khó cưỡng cho mọi người thưởng thức với lẩu nhé.

5.2. Các bước pha nước chấm ăn lẩu Thái

Rửa sạch ớt, bỏ đầu và hạt ớt bên trong rồi thái ớt thành miếng nhỏ.

Thêm 2 muỗng nước tương, 2 thìa đường, 1 muỗng dầu mè, ớt vừa được thái nhỏ, cùng mè rang vào một cái bát và trộn đều lên.

Nước chấm lẩu thái

Giờ thì bạn đã có bát nước chấm cho món lẩu Thái với hương vị đặc biệt. Nước chấm ngon, cay hòa với vị đậm đà của nước lẩu, kết hợp với các món ăn kèm lẩu như rau, thịt, cá, mực, tôm, mang đến hương vị ngon khó cưỡng cho người thưởng thức.

Với nguyên liệu không khó tìm cùng hướng dẫn cách làm lẩu thái chi tiết, đơn giản, trong tít tắt một nồi lẩu chua cay sẽ hoàn thành để bạn thiết đãi mọi người, cùng nhau thưởng thức trong cái se lạnh dịu dàng lúc này. Chúc bạn thành công với chia sẻ của Food.com.vn nhé!

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật