Lúa nếp quýt có nguồn gốc từ người dân tộc Tày, Nùng ở Tây Bắc. Giống nếp này có đặc điểm là cây cao, thân nhỏ, bông to, hạt tròn và vỏ mỏng. Đặc biệt, đây là giống nếp có mùi vị thơm ngon, dẻo và chất dinh dưỡng cao.
Từ xưa, gạo nếp quýt ở vùng quê được dùng để chế biến món ăn vào dịp Tết, ngày giỗ, đám cưới...vì sự thơm ngon đặc tính của nếp quýt tuy nhiên loại sản vật này rất “quý hiếm”.
Gạo nếp quýt được dùng để chế biến thành các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh mật, nấu cháo mật, nấu chè, xôi… khi có tiệc tùng hoặc trong bữa ăn hàng ngày.
Cây lúa nếp quýt dễ trồng với điều kiện phù hợp, nhu cầu tiêu thụ lại nhiều và thj trường xuất khẩu đầy triển vọng.
Giá lúa giống nếp quý 40.000 đồng/kg, vỏ hạt lúa màu vàng có sọc, hạt to tròn, mẩy. Một khóm lúa có khoảng 6 bông, mỗi bông 150 hạt/bông, chiều cao cây lúa từ 115 - 120 cm, thời gian sinh trưởng 148 - 150 ngày.
Tỷ lệ bón phân chuồng từ 200 - 300 kg/sào, thăm chừng điều tiết đủ nước tưới đảm bảo hợp lý từ khi làm đất, cấy lúa, bón thúc và thu hoạch giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt...
Lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là đạo ôn lá, rầy nâu. Đến thời điểm này, lúa chưa phát hiện sâu bệnh, đang ngả màu váng óng, dự kiến cho thu hoạch vào cuối tháng 9/2021.
Thời gian gần đây, nếp quýt hữu cơ được xuất khẩu đi nước ngoài với số lượng ngày càng tăng. Hiện nay, nếp quýt đã chính thức được xuất khẩu sang Mỹ, góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ được cho là phức tạp bởi điều kiện về môi trường đất, nước rất khắt khe, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tuy nhiên, bà con nông dân có thể tận dụng chất thải động vật ủ cùng tro, trấu để bón cho cây lúa tiết kiệm được chi phí sản xuất mà hiệu quả kinh tế lại cao.
Năng suất thu được từ lúa nếp quýt hữu cơ tương đương với lúa VietGAP, khoảng 5,6 tấn/héc-ta, nhưng giá bán cùng thời điểm thu hoạch cao hơn khoảng 50%, giá luôn ổn định.