Ngày Cá tháng Tư (1/4) có nguồn gốc từ nước nào?

Ngày 1/4 lại sắp đến, đây là dịp để mọi người cùng nhau nối dối và trêu đùa mà không sợ bị giận dỗi. Vậy bạn có biết ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào không? Lý do tại sao lại có ngày này? Hãy cùng tìm hiểu trong biết viết dưới đây nhé!

Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào? 

Cá tháng Tư được coi là dịp lễ được nhiều người mong chờ trong năm. Vào ngày này, mọi người có thể thoải mái trêu đùa và tạo những cú lừa cho người khác mà không bị giận hờn hay trách móc. Vậy ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào? 

Được biết, nước Pháp là nơi khai sinh ra ngày 1/4 hay Cá tháng Tư. Câu chuyện về nguồn gốc của ngày này bắt đầu từ thế kỉ 16 ở Pháp. Vào thời gian đó, người ta bắt đầu một năm mới vào ngày 1/4 vì đây là ngày đầu tiên của mùa xuân. Sau đó, vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh đổi ngày bắt đầu năm mới thành 1/1. 

Cá tháng Tư đã có mặt từ thế kỷ 16 ở nước Pháp.
Cá tháng Tư đã có mặt từ thế kỷ 16 ở nước Pháp.

Trong thời buổi lạc hậu, phương tiện liên lạc và truyền tin chủ yếu là sức người. Người truyền tin sẽ chạy bộ khắp nơi để thông báo tin tức và sắc lệnh của nhà vua. Chính vì điều này, người dân nước Pháp lúc đó đa phần không biết việc đức vua đã đổi ngày đầu năm thành 1/1. Một số người đã biết thì vẫn không chấp nhận sự thật này và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Sự cứng đầu và ngoan cố của dân chúng đã bị cho là “ngớ ngẩn” và trở thành trò đùa của thiên hạ.

Từ sự việc đó, một số người đã trêu đùa và gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “ngày nói dối” hay “Cá tháng Tư” bắt đầu xuất hiện trên thế giới.

Từ đó, người dân nước Pháp bắt đầu các trò đùa vào ngày 1/4. Sau này, dịp nói dối vào 1/4 đã trở thành truyền thống của Pháp. Vào thế kỷ 18, ngày hội này lan truyền sang Anh và Scotland. Tiếp theo đó, người Anh và người Pháp đã cùng nhau đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư nổi tiếng trên toàn thế giới và nhận được nhiều sự hưởng ứng.

Chỉ cần những trò đùa ngày Cá tháng tư không đi quá xa là được.

Các quốc gia kỷ niệm ngày Cá tháng tư như thế nào?

Sự xuất hiện của ngày Cá tháng Tư đã giúp con người giải tỏa được những căng thẳng và có với nhau những tiếng cười sảng khoái. Bạn có thể thỏa thích đi lừa mọi người miễn là trò đùa ở trong giới hạn cho phép và không tổn thương cho ai.

Ngoài ra, việc kỷ niệm niệm Cá tháng Tư ở mỗi quốc gia cũng rất khác nhau. Điều này bắt nguồn từ việc khác biệt về văn hóa. Cùng điểm qua một vài cách kỷ niệm 1/4 của một số nước.

Nước Anh

Tại Anh, trò đùa tháng tư phổ biến nhất là bất ngờ hét to "April fool!" (đồ ngốc tháng Tư) và người nghe thấy sẽ trở thành "kẻ ngốc ngày 1/4".

Năm 1957, đài BBC đã nghĩ ra một trò đùa mang tên "Mùa thu hoạch mì ý ở Thụy Sĩ" (Swiss Spaghetti Harvest). Cụ thể, nhà đài đã phát sóng một bộ phim giả với hình ảnh các nông dân Thụy Sĩ đang thu hoạch mì ý tươi từ những cái cây.

Sau đó, đài BBC đã nhận được rất nhiều câu hỏi về cách mua cây mì ý như thế. Vào ngày hôm sau, họ phải lên tiếng thú nhận tin tức kia chỉ là một trò đùa. Vào năm 1950, nhà nghiên cứu văn học dân gian Lona và Peter Opie đã phát hiện ra một sự thật thú vị về ngày Cá tháng Tử ở Anh và Úc. Nếu các trò đùa bắt đầu sau buổi trưa thì người tạo ra trò đùa sẽ bị coi là "kẻ ngốc".

Scotland

Tại Scotland, ngày 1/4 được gọi là April "Gowks", trùng với tên một loài chim cúc cu ở nước này. Hầu hết người dân ở đây sẽ cố gắng lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của "nạn nhân".

Mỗi quốc gia có cách kỉ niệm 1/4 khác nhau.
Cách các quốc gia trên thế giới kỷ niệm 1/4 đều khác nhau.

Ba Tư

Ở Ba Tư cũng có một ngày nghỉ tương tự với Cá tháng Tư là Sizdahbedar. Vào ngày này, người Iran cũng trêu chọc nhau bằng các trò chơi khăm vui nhộn. Những trò đùa này thường rất có chừng mực.

Việt Nam

Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng ứng Cá tháng Tư mạnh mẽ. Vào ngày này, những chàng trai/cô gái thường có xu hướng tỏ tình người mình thích. Nếu bị từ chối thì họ có thể diện cớ là chỉ nói đùa vì hôm ấy là Cá tháng Tư.

Cá tháng Tư 1/4 là ngày của sự đùa cợt, tuy nhiên, vui thôi đừng vui quá! Đừng để những trò đùa trong ngày này ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (2 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật