TPHCM: Mì gói, miến khô, bột mì,.... khan hiếm tại siêu thị, trên mạng giá cao

Khâu vận chuyển gặp khó khăn do các biện pháp phòng dịch của TPHCM đã khiến nhiều siêu thị, cửa hàng xảy ra tình trạng khan hiếm mì gói, miến khô, bột mì,.... Trong khi đó, giá những sản phẩm này bán trên mạng giá lại tăng cao.

Trong 2 tuần gần đây, nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM cho biết việc mua một số loại mì gói, miến khô, nui, bột mì, bột năng,..... khá khó khăn. Tại các cửa hàng, siêu thị xảy ra tình trạng thiếu hàng. Trong khi đó, nếu chọn mua qua mạng thì giá thành lại tăng cao hơn trước. 

Chia sẻ trên Zing News, chị Ngọc Thúy (quận 4) chia sẻ: "Tôi đặt mua hàng ở siêu thị nhưng 4 ngày vẫn chưa thấy gọi điện xác nhận đơn. trong khi mua hàng trên mạng, giá ship rất đắt".

Chị cũng cho biết những tiệm tạp hóa gần nhà đều đã hết mì gói, các loại bột còn mì gói bán trên mạng cũng tăng 40.000 - 50.000 đồng/thùng.

Trong khi đó, nhiều người bán hàng cho biết họ phải nhập từ nhà phân phối với giá cao hơn ngày thường, kết hợp với chi phí vận chuyển nên giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Thậm chí, việc nhập hàng trong những ngày giãn cách này cũng khó khăn và khan hiếm hơn so với trước đây.

Tại Aeon Việt Nam, hệ thống này cũng cho biết các sản phẩm khô có tình trạng khan hiếm hơn so với đồ tươi sống. 

Tại một số siêu thị, cửa hàng TPHCM xảy ra tình trạng khan hiếm mì gói, miến khô,....
Tại một số siêu thị, cửa hàng TPHCM xảy ra tình trạng khan hiếm mì gói, miến khô,....

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là bởi các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa phải thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", giảm lao động và hiệu suất lao động. Cùng với đó, việc thiếu nguyên liệu do vận chuyển khó khăn cũng khiến cho mặt hàng này bị ảnh hưởng.

Chia sẻ với Zing News, Đại diện Công ty TNHH sản xuất bột mì Vimaflour cho biết hiện nay công suất sản xuất bột mì Hoa Ngọc Lan của Vimaflour quá nhỏ nên không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường TP.HCM.

Còn bà Nguyễn Ngọc Liên Chi, đại diện Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Ngọc Chương cũng cho biết  hiện nay do siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên vận chuyển khó khăn, nhiều nhà cung cấp dừng hoạt động vì sợ lây lan dịch bệnh, không đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" nên nguồn cung bị giảm sút

Trong khi người tiêu dùng và nhà phân phối đều "kêu ca" viò hàng khan hiếm thì đại diện Uniben - đơn vị sở hữu các thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco lại cho biết: “Số lượng hàng hóa gần đây không giảm mà có xu hướng tăng, trung bình khoảng gần 1 triệu đơn vị sản phẩm cung cấp ra trong 1 ngày".

Như vậy, đối với riêng các sản phẩm của đơn vị này thì việc khan hiếm hàng là do khâu lưu thông hàng hóa giữa các điểm bán, nhà phân phối gặp khó khăn chứ không phải do đơn vị không cung ứng đủ cho thị trường.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật