Tại sao Trung Quốc lùng sục mua cau tươi Việt Nam? Kẹo cau có gì đặc biệt? 

Giá cau tươi ở nhiều địa phương đang tăng chóng mặt, lập đỉnh chưa từng có, đạt gần 60.000 đồng/kg. Chủ yếu được Trung Quốc thu mua với số lượng lớn. 

Theo ghi nhận, giá cau tươi đang tăng hơn 50% so với mọi năm, tại nhiều địa phương giá cau hiện dao động ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg. 

Giá cau tươi tăng không phải do nguồn cung khan hiếm hoặc do thời tiết, mà nguyên nhân đẩy giá cau tăng là do Trung Quốc tăng thu mua ồ ạt. 

Food News thống kê sơ bộ thị trường cau Việt Nam những ngày qua. Tại Lào Cai, giá cau tươi hiện cao kỷ lục, có thể nói gấp nhiều lần so với những năm trước. Bước vào giữa đến cuối vụ, giá cau tại đây đã đạt 50.000-55.000 đồng/kg, dự báo sẽ lên 60.000 đồng/kg. 

Tại Đắk Lắk, nhiều hộ dân chia sẻ đây là năm đầu tiên giá cau đột biến như vậy. Giá cau tươi ở Đắk Lắk lên đến 50.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi cau khô lên đến 450.000 đồng/kg.

Khảo sát những địa phương khác như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…đều ghi nhận giá cau tăng từ đầu tháng 8/2021. 

Tại Quảng Ngãi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và mưa lũ đổ về nên nhiều loại nông sản rớt giá thảm, trong khi đó giá cau bất chấp vẫn tăng mạnh, thậm chí 1 tạ cau có thể mua được 1 chỉ vàng. Đơn cử, giá cau tươi đã tăng lên mức 55.000 - 60.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tại huyện An Lão, Bình Định, giá cau tươi cũng tăng chóng mặt và đồng thời được thươn lái đến tận vườn chờ thu mua. 

Bên cạnh các thủ phủ cau thì các vườn cau nhỏ lẻ tại nhiều địa phương cũng được thương lái lùng sục, hình thành các điểm thu mua. 

Những nông dân có cau bán ở xã Bình Hòa (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) cho biết, vào mùa chính vụ giá cau tươi cũng cao, gấp cả chục lần các năm trước. 

Kẹo cau Trung Quốc rất được ưu chuộng trên thị trường 

Trung Quốc mua cau tươi Việt Nam để làm gì? 

Các thương lái chia sẻ, ảnh hưởng của mưa bão nên nhiều diện tích cau tại Trung Quốc bị ảnh hưởng dẫn đến năng suất, sản lượng sụt giảm trong khu nhu cầu tiêu thụ tăng vọt. 

Quả cau tươi là nguyên liệu chính để sản xuất kẹo cau – sản phẩm rất được ưa chuộng tại một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc.

Thông tin giá cau tươi cao kỷ lục khiến nhiều nông dân phấn khởi, thậm chí, nhiều nơi nông dân rục rịch mua cau giống về trồng khiến giá cau giống cũng tăng vọt. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nông nghiệp cảnh báo, người dân nên thận trọng trước khi đổ xô trồng để tránh rủi ro.

Kẹo cau có gì đặc biệt? 

Sau khi mua cau non (hạt nhỏ hoặc không có hạt) về, người dân sẽ luộc với nước sôi, rồi sấy khô đóng vào bao chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo. 

Kẹo cau ăn có vị ngọt ngọt, the the như kẹo gừng, có công dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể nên rất được ưa chuộng ở xứ Trung. 

Kẹo cau tại Huế một đặc sản lâu đời 

Tại Việt Nam, kẹo cau nổi tiếng tại Huế nhưng được chế biến khác so với Trung Quốc. Kẹo cau đặc sản Huế có vị ngọt thanh, ngậm tan từ từ vì keo khá cứng. 

Đáng chú ý, dù giá cau đang tăng cao nhưng nhiều địa phương đồng loạt khuyến cáo nông dân không nên trồng nhiều. Đặc biệt, người dân cần thận trọng trong việc nên chặt phá cây trồng chính như cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái… để chạy theo cây cau. Chỉ nên trồng xen bên hàng rào, nơi đất xấu và làm cảnh quan.

Đánh giá:  
2.9 / 5  (10 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật