Đường tiếp tục tăng mạnh trước tình trạng thiếu hụt toàn cầu

Đường thế giới và trong nước tiếp tục tăng cao, khi nguồn cung tại thủ phủ đường Brazil gặp hạn hán gây ra sự thiếu hụt toàn cầu. 

Ngành đường thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Các yếu tố chính dẫn đến sự thiếu hụt lớn này là do Brazil trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, giá cước vận tải tăng cùng đợt băng giá xuất hiện trong thời gian vừa qua.

Đầu tháng 9/2021, hai nhà máy tinh luyện đường lớn tại Louisiana vẫn chưa hoạt động sau khi cơn bão Ida đổ bộ, do các công ty đánh giá thiệt hại và đợi đường điện khôi phục.

Tại Ấn Độ, sự gia tăng giá toàn cầu đã khiến các nhà máy sản xuất đường của nước này đặt mục tiêu tăng sản lượng đường thô. Tính hiệu tính cực từ Ấn Độ có thể giới hạn giá tăng toàn cầu và giúp thúc đẩy nguồn cung ở châu Á. Ngành đường Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất gần 310 nghìn tấn đường. 

Ấn Độ đang có kế hoạch dừng trợ cấp xuất khẩu đường trong niên vụ mới bắt đầu từ tháng 10, bởi giá đường quốc tế đủ cao để hấp dẫn các nhà xuất khẩu nước này.

Chính phủ Mỹ cho biết họ đang tăng hạn ngạch nhập khẩu đường với mức thuế thấp hơn cho năm tài chính 2021 lên 90.100 tấn (giá trị thô) nhằm thúc đẩy nguồn cung ngắn hạn trên thị trường nội địa. 

Các nhà máy đường thuộc Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) sẽ tiếp tục đảm bảo giá thu mua mía ở mức 1.000 baht (30,52 USD)/tấn nhằm khuyến khích nông dân chặt mía tươi để bán.

Mức giá này sẽ được giữ nguyên trong niên vụ 2022/23, nhằm ngăn chặn tình trạng người trồng mía đốt ruộng trong quá trình thu hoạch. 

Tại thị trường Việt Nam, trong tháng 9 tác động kép của giá đường tăng trên thị trường quốc tế và khủng hoảng vận tải biển quốc tế đã khiến cho đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng giá và lượng nhập khẩu giảm. Điều này khiến cho giá đường trong nước bắt đầu đà tăng mạnh. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật