Đường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nhưng chúng ta lại không thể tuyệt đối không sử dụng nó. Việc tiêu thụ một lượng đường lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Hôm nay Food News sẽ gợi ý cho bạn một số thực phẩm làm ngọt tự nhiên thay vì sử dụng đường mà vẫn giữ được hương vị mình yêu thích.
1. Mật ong thay thế đường
Mật ong được gọi là rượu tiên của các vị thần, cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe ăn. Chất làm ngọt tự nhiên trong mật ong cung cấp các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus và các hợp chất chống viêm.
2. Đường dừa
Đường dừa được làm từ nhựa chiết xuất từ các chồi của cây dừa. Nó được chế biến bằng cách lấy mật hoa dừa đun nóng cho đến khi lượng nước bay hơi hết và để lại những hạt đường.
Đường dừa cung cấp một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng, bao gồm thiamin, sắt, đồng, kẽm, kali, canxi, và chất chống oxy hóa.
3. Xylitol
Erythritol là một loại rượu đường, nhưng có chứa ít calo hơn, là một loại đường có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chất này cũng có vị gần giống như đường nên bạn có thể dễ dàng chuyển từ đường sang sử dụng sản phẩm này.
Erythritol thường có trong các loại củ, quả nhiều chất xơ, cùi bắp, kẹo cao su…
4. Quả la hán
Quả la hán có chứa đường tự nhiên như fructose và glucose, nhưng nó có vị ngọt từ chất chống oxy hóa được gọi là mogrosides.
Trong quá trình chế biến, mogroside được tách ra khỏi nước ép tươi, loại bỏ fructose và glucose từ quả la hán. Mogrosides cung cấp các chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm, trong khi các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã chỉ ra rằng quả la hán có thể ức chế sự phát triển ung thư.
5. Mật mía
Tuy cũng làm từ cây mía nhưng mật mía giàu dinh dưỡng hơn các tinh thể đường. Mật mía không chỉ ngọt hơn đường mà còn chứa nhiều chất sắt và canxi nên đó là sự thay thế hoàn hảo cho đường.
Các chất làm ngọt giữ lại một số các chất dinh dưỡng tự nhiên tìm thấy trong cây mía, bao gồm kali, magiê, vitamin B6, đồng, selen và mangan. Mật mía được dùng để nấu ăn như làm bánh bí ngô, sinh tố bí ngô, bánh gừng, đậu nướng...
6. Siro phong
Siro phong là một chất lỏng có đường, đặc quánh và được tạo ra bằng cách nấu chín nhựa cây. Sản phẩm này có chứa một lượng khoáng chất phong phú, bao gồm canxi, kali, sắt, kẽm và mangan.