Tết Trung thu ở Nhật Bản được gọi là gì, có khác biệt với Việt Nam

Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, Tết Trung thu cũng được tổ chức ở 1 số nước. Tết Trung thu ở Nhật Bản hay còn được gọi tên là Tsukimi hay Otsukimi (nghĩa là 'Ngắm trăng'). Tết Trung thu du nhập vào Nhật Bản từ 1.000 năm trước và nhanh chóng trở thành 1 ngày lễ quan trọng ở Nhật Bản.   

Với người Nhật, vào ngày Trung thu, họ sẽ thường cúng tế mặt Trăng và cầu mong 1 mùa màng bội thu. Điều này thuộc 1 phần trong tín ngưỡng cổ đại của Nhật Bản để thể hiện lòng thành với mặt Trăng. Người Nhật có lịch sử đón Tết Trung thu lâu đời, tục thờ cúng Mặt Trăng vẫn được duy trì cho đến ngày nay dù 1 số truyền thống độc đáo đang dần mất đi theo thời gian. 

Phong tục thờ Thần Mặt Trăng

Trong dịp Trung thu, hầu như lúc nào đền thờ ở Nhật Bản cũng đông người. Tất cả mọi người đều mặc trang phục dân tộc Kimono và mang đồ thờ đến đền, và thắp hương. Người Nhật Bản sẽ cùng cả gia đình cúng tế vào ngày Rằm. Đây là một hoạt động truyền thống để bày tỏ lòng thành với mặt Trăng đã giúp họ có được mùa màng bội thu. Tại các khu vực nông thôn, người dân sẽ đổ ra đường và cùng nhau ngắm Trăng. 

Hầu hết mọi ngôi đền ở Nhật Bản sẽ tổ chức một buổi biểu diễn lớn với các bài hát và điệu múa truyền thống. Một số ngôi đền lớn thậm chí sẽ có một cuộc diễu hành cực kỳ hoành tráng. Ngoài ra, người Nhật có thể xem các màn biểu diễn múa lân ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu phố Tàu ở Kobe và Yokohama.

Người Nhật trang trí nhà độc đáo để đón Trung thu 

Khác với nhiều quốc gia Châu Á, trong ngày Trung thu, trẻ em Nhật Bản sẽ đi hái những cây  lau sậy để trang trí cửa ra vào. Với người Nhật Bản, cây lau sậy là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, người Nhật có thể trang trí mái nhà bằng cỏ Pampas. Với người Nhật, cỏ Pampas cũng là biểu tượng của mùa thu và Thần đạo.

Cỏ Pampas được coi là một phần thiết yếu của lễ hội và tượng trưng cho mùa thu đến trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Cỏ Pampas đã từng được người Nhật sử dụng để lợp mái nhà và làm thức ăn cho gia súc. Nó cũng được cho là để xua đuổi những linh hồn xấu và thường được nông dân đặt trong bình hoặc đặt trước cửa nhà. Và người Nhật cũng dùng cỏ Pampas để dâng lên thần Mặt Trăng.

Các món ăn thú vị 

Trong Tết Trung thu của Nhật Bản, người Nhật sẽ ăn Tsukimi dango tức là bánh bao gạo nhỏ và bánh trung thu, được gọi là geppei trong tiếng Nhật. Các món ăn khác có liên quan đến Tsukimi bao gồm hạt dẻ, được gọi là kurumi trong tiếng Nhật và khoai môn, được gọi là sato imo, trong tiếng Nhật, cũng như kabocha (bí ngô Nhật Bản). 

Theo truyền thuyết Nhật Bản, lễ cúng cho Thần Mặt Trăng và các vị Thần khác phải có khoai môn luộc. Trên ban thờ cúng mặt Trăng của người Nhật sẽ có bánh bao gạo trắng. Những chiếc bánh bao tròn nhỏ xếp thành hình kim tự tháp.

Cũng giống với các câu chuyện về Tết Trung thu, tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang giã bánh mochi. Vì thế, trong các mâm cúng, người Nhật cũng làm bánh hình những con thỏ. 

Sau khi thắp hương xong, người Nhật sẽ để những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

Đánh giá:  
1.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật