Trên 1 diễn đàn về nấu nướng, các chị em cùng chia sẻ cách phân biệt của quả bưởi và quả bòng. Bởi nhiều người cho rằng, 2 loại quả này khá giống nhau và rất khó để biết chúng khác biệt thế nào. Nhiều chị em còn tin rằng đây chỉ là 1 loại quả. Thậm chí nhiều người rất ngõ ngàng khi cho biết ăn "vài chục nồi bánh chưng rồi họ mới biết đâu là quả bòng, đâu là quả bưởi".
Dù đây không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người cho rằng vẫn có những cách dễ dàng để phân biệt chúng.
Theo nhiều người, cây bòng thân gỗ cao, cây bưởi thì thân gỗ nhiều nhánh và thấp hơn cây bòng. Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m.
Nhiều chị cho biết, bòng là loại nhìn vỏ, lá và cây giống cây bưởi, nhưng quả to và có hình hơi kiểu quả lê, đuôi to hơn đầu 1 tí, mùi thơm. Bòng vỏ hay có màu vàng. Quả bòng chỉ trưng bày cho đẹp hay thắp hương vào ngày Tết. Có 2 loại bòng tròn ruột hồng, hình dáng như quả hồng giòn, nhưng hầu như bòng đều to từ 4-5kg 1 quả. Một loại dài quả như cái quả bưởi hoàng, nhưng nó phải gấp 4-5 lần quả bưởi hoàng. Một quả nó phải như cái nồi cơm điện, ăn dôn dốt, tép to và đặc biệt rất nhiều nước.
Còn lại, quả tròn, bé thì là bưởi. Bưởi có rất nhiều loại như bưởi da xanh, bưởi 5 roi, bưởi diễn, bưởi hoàng trạch, bưởi phúc trạch, bưởi Soi Hà, bưởi đào Thanh Hồng. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm.
Quả bưởi hay quả bòng muốn để lâu các bạn chọn quả bưởi không bị dâp, còn cuống, lau khô bằng khăn sạch thấm chút rượu trắng, lấy vôi chấm vào cuống bưởi, trải bưởi trên nền nhà, nơi khô thoáng, không để chồng lên nhau. Cách này để được 3-4 tháng.
Trên thực tế, trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng là khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên dân ta dần chuyển đổi sang trồng bưởi.