Tắc nghẽn cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt thiệt hại lớn

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp logistics chịu nhiều hậu quả khi Trung Quốc đóng hoặc siết chặt cửa khẩu. 

Tính đến sáng ngày 21/12, tại cửa khẩu Lạng Sơn còn ùn ứ gần 5.000 xe container chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Phần lớn hàng hóa trong các xe là trái cây tươi. 

Trong thông báo mới nhất, Trung Quốc đã tạm dừng thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma với lý do phòng chống dịch bệnh. 

Do đó, hàng hóa từ nhiều nơi đồng loạt đổ về cửa khẩu Hữu Nghị. Tuy nhiên, lượng thông quan xe tại đây chỉ được 95 xe/ngày, giảm hơn 50% so với trước đây. 

Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ mất trắng nếu thời gian thông quan vẫn còn kéo dài. 

Theo đó, đặc thù hàng hóa tươi trong các xe hàng container có thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng, chi phí kho bãi ngày một cao khiến nhiều chủ xe lẫn doanh nghiệp chỉ biết khóc ròng. 

Tắc nghẽn cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt thiệt hại lớn

Chia sẻ từ một doanh nghiệp cho biết, công ty đang có 5 container hàng trái cây mắc kẹt tại cửa khẩu. "Nếu một container sầu riêng mua vào, không bán được phải mang đi bỏ thì lỗ từ 1,3-1,5 tỷ đồng, container mít thì lỗ gần 300 triệu đồng”. 

Trước thực trạng này, các doanh nghiệp đã phải dừng mua nông sản tạm thời. Không chỉ riêng doanh nghiệp, nông dân vùng ĐBSCL cũng lo "sốt vó" vì hàng nghìn tấn nông sản chưa có đầu ra. 

Tình trạng trên đã khiến giá các loại trái cây như thanh long, mít, dưa hấu, sầu riêng… bắt đầu giảm giá mạnh, thậm chí phải bán đổ bán tháo. 

Việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nông sản đã khiến giá mít giảm mạnh, có thời điểm giá chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg

Mặt hàng thanh long cũng bị tồn đọng nhiều tại các cửa khẩu. Khiến thanh long tại nhiều nhà vườn giảm mạnh, trong đó thanh long ruột trắng có giá dưới 8.000 đồng/kg, ruột đỏ dao động khoảng 15.000 đồng/kg. 

Việc ùn tắc hàng hóa không chỉ khiến doanh nghiệp sản xuất, nông dân tổn hại nặng nề mà các doanh nghiệp vận tải cũng đứng trước nguy cơ phải đền hợp đồng cao. 

Trường hợp hàng hóa khi xuất sang Trung Quốc bị hư hỏng do để quá lâu không được nhập hàng. Các nhà xe có thể sẽ phải đền bù số tiền hàng cho các chủ hàng hóa. 

Hiện các tỉnh phía Nam hơn 7 triệu tấn nông sản cần được tiêu thụ. Đại diện Cục Trồng trọt cảnh báo xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc sẽ gặp những rào cản về kỹ thuật, thuế quan vào cuối năm và quý I/2022.

Các doanh nghiệp cần tìm kiếm các thị trường mới. Không nên "bỏ trứng vào một giỏ", phục thuộc quá nhiều vào Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật