Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc giao hàng hóa qua Trung Quốc đang bị chậm trước tình trạng nước bạn kiểm soát chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, giá bán sắn vẫn tăng cao dù Trung Quốc duy trì kiểm soát chặt hàng hóa, khiến nhiều mặt hàng nông sản bị giảm mạnh.
Theo ghi nhận mới nhất, giá sắn khô xuất khẩu của Việt Nam hiện dao động ở mức 270-275 USD/tấn tại FOB Quy Nhơn. Trong khi đó, tinh bột sắn lại có giá khoảng 505 USD/tấn, FOB cảng TP.HCM.
Nhiều chuyên gia dự báo tháng cuối năm 2021, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sẽ sôi động trở lại, giá xuất khẩu vẫn ở mức cao.
Theo đó, nguồn cung sắn đang ở mức thấp do diện tích trồng trọt tại một số tỉnh, thành bị nhiễm bệnh khảm lá, nhu cầu của Trung Quốc lại cao, đó là lý do giá sắn sẽ duy trì mức cao.
Theo thống kê, 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,59 triệu tấn tinh bột sắn. Trung Quốc chiếm 95,8% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước. Trong đó, mặt hàng sắn lát khô chiếm 88,5% tổng lượng sắn lát xuất khẩu.
Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn tăng mạnh nhất tại thị trường Đài Loan, Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc tăng mua nhiều sắn lát khô để làm gì?
Một trong những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu sắn lát tăng mạnh là do giá ngô thế giới vụt tăng cao, nên Trung Quốc lựa chọn sắn để thay ngô làm thức ăn chăn nuôi.
Do đó, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam đã được hưởng lợi từ xu hướng này.
Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn lát cho Trung Quốc với 136,48 triệu USD, tăng 56,7% so với năm ngoái.
Đáng chú ý, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu sắn lát của Thái Lan với 1,21 tỷ USD, tăng mạnh tới 118,5.
Có thể thấy, hiện nay mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan ở thị trường Trung Quốc.