Theo ghi nhận mới nhất, giá đường đang tăng mạnh do nguồn cung giảm. Đồng thời chính sách bảo hộ áp dụng lên đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam đang tạo thuận lợi rõ rệt tới các doanh nghiệp sản xuất đường trong nướ.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp đường đang tăng mạnh nhờ giá tăng. Cụ thể, Công ty Đường Quảng Ngãi quý III/2021, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Mía đường Lam Sơn cũng vừa báo cáo doanh thu quý I niên độ 2021-2022 đạt 303 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Một số doanh nghiệp ngành mía đường như Công ty Đường Thành Thành Công - TTC Sugar có doanh thu tăng và mảng đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu khi ghi nhận 4.123 tỷ đồng, chiếm gần 96%.
Nhận định từ các chuyên gia trong ngành mía đường, biện pháp phòng vệ áp dụng với đường Thái Lan nhập khẩu đã tạo thuận lợi rõ rệt, giúp các các doanh nghiệp nội địa giành lại thị phần và mở ra câu chuyện tăng trưởng trong dài hạn.
Ngoài ra, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, nguồn cung mía trong nước giảm nhiều khi diện tích và sản lượng mía đã giảm nhiều trong những năm qua.
Đồng thời, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, khiến việc vận chuyển, sản xuất gặp nhiều khó khăn đã làm 17/41 nhà máy phải đóng cửa hoặc phá sản trong các năm gần đây.
Điều này sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp đường có vùng nguyên liệu lớn trong ngành.
Giá đường trong nước hiện đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua và dự báo giá đường sẽ tiếp tục tăng, giữ ở mức cao trong thời gian tớo.
Một nguyên nhân khác khiến giá đường tăng là do sản lượng đường tại một số quốc gia xuất khẩu đường lớn trên thế giới như Brazil và Thái Lan sụt giảm mạnh gây ra thâm hụt đường trên toàn cầu.
Do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cùng với sản lượng giảm mạnh do thời tiết không thuận lợi.