Giá đường trong nước tăng cao sau 4 năm 

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), giá đường trong nước đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua và sẽ tiếp tục tăng và giữ ở mức cao trong thời gian tới. 

Trước đó, báo cáo của CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng cho thấy giá đường đang tăng kỷ lục sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực. 

Ngành đường Việt Nam rất chật vật khi phải cạnh tranh với đường nhập khẩu từ Thái Lan. Việc áp thuế 48% đã làm giảm sản lượng mía từ Thái Lan nhập khẩu vào nước ta, tăng cơ hội cho doanh nghiệp đường nội địa giành lại thị phần và tăng trưởng trong dài hạn.

Ngoài ra, do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội kéo dài đã khiến nguồn cung trong nước lao dốc khi diện tích và sản lượng mía giảm thấp. Theo đó, đã có 17 trong 41 nhà máy đường đã đóng cửa hoặc phá sản. 

Giá đường trong nước tăng cao sau 4 năm 
Giá đường trong nước tăng cao sau 4 năm 

Hiện giá đường tăng cao kỷ lục và dự báo sẽ tăng tiếp. Điều này giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nội địa sau nhiều năm giá đường trong nước mất giá khi phải cạnh tranh với đường nhập khẩu từ Thái Lan và cả đường giá rẻ nhập lậu qua biên giới. 

Dự kiến, sản lượng mía đường sẽ tăng 25% trong niên vụ tới do yếu tố thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát tốt hơn, giúp người nông dân và doanh nghiệp có động lực mở rộng vùng trồng. 

Tuy nhiên, niên vụ 2021-2022, diện tích đường ở vùng trồng trọng điểm sẽ giảm nhẹ vì không còn nhiều quỹ đất và giống. Nhưng sản lượng mía dự kiến tăng 2% nhờ năng suất tiêu thụ tăng cao.  

Nhưng thực tế, ngành đường Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro khi năng suất, quy mô đều thấp hơn so với Thái Lan.

Theo VSSA, trong tháng 8/2021, nhập khẩu đường từ Thái Lan chỉ đạt hơn 6 nghìn tấn, giảm 93% so với cùng kỳ và là mức thấp nhất trong hơn 2 năm gần đây.

Tuy nhiên, các tháng gần đây lượng đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN vào Việt Nam tăng đột biến. Điều đáng chú ý là đây là các nước vốn không đủ năng lực xuất khẩu đường. 

Nhiều chuyên gia nhận định đây có thể là động thái né thuế của đường Thái Lan, khi các nước nhập khẩu đường Thái Lan không để tiêu dùng trong nước mà đưa sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, đường nhập lậu qua biên giới tuồn vào Việt Nam bất chấp dịch COVID-19 hiện nay vẫn còn cao, tạo sức ép lên thị trường đường nội địa. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật