Hàng nghìn doanh nghiệp Việt xếp hàng chờ Trung Quốc cấp 'visa’ 

Trung Quốc áp Lệnh 248, 249 từ 1/1/2022. Đến nay chỉ mới một phần doanh nghiệp Việt xuất khẩu được cấp “visa” vào thị trường này.

Từ tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” và Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài”.

Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm Việt Nam muốn xuất khẩu hàng sang Trung Quốc phải đăng ký mã số theo đúng nhu cầu. 

Theo ghi nhận, đến ngày 22/02, đã có 1.656 doanh nghiệp Việt được cấp mã số để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, 779 DN xuất khẩu thủy sản được cấp mã số. 

Tuy nhiên, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất.                

Khi được cấp mã số các hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ được đảm bảo ổn định và không bị gián đoạn như hiện nay tại các cửa khẩu. 

Hàng nghìn doanh nghiệp Việt xếp hàng chờ Trung Quốc cấp 'visa’ 
Hàng nghìn doanh nghiệp Việt xếp hàng chờ Trung Quốc cấp 'visa’ 

Theo Bộ NN-PTNT, việc doanh nghiệp được cấp mã số để xuất khẩu còn chậm là do tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...

Bên cạnh đó, bên phía Trung Quốc làm việc vẫn còn chưa rõ ràng, không quy định cụ thể về thời gian phê duyệt cấp mã số khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển. 

Một số thông tin về các mã lệnh như sau: Lệnh 248 chỉ yêu cầu đăng ký với những doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc. Lệnh 249: Tương tự lệnh 248 nhưng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ngay cả khi sản phẩm đã xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng các cơ sở sản xuất kinh doanh khi xuất hàng sang Trung Quốc cần lựa chọn những đối tác đảm bảo, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng), bên cạnh các yếu tố như kho bãi, vận chuyển.

Ngoài ra, để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu, doanh nghiệp cần đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng gói, sản xuất, nguồn gốc hàng hóa rõ ràng khi xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần thích nghi và tuân thủ theo yêu cầu. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật