Giá tiêu trong nước hôm nay 3/11
Giá tiêu hôm nay giảm mạnh từ 500 – 1.000 đồng/kg tại các địa phương trồng tiêu.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) ghi nhận giảm 500 đồng, hiện thương lái thu mua tiêu ở ngưỡng 86.000 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk và Đắk Nông giá tiêu cũng cho mức giảm tương tự, hiện giá dao dịch quanh mức 87.000 đồng/kg.
Tỉnh Bình Phước giá tiêu giảm sâu do nhiều yếu tố, hiện người buôn tiêu thu mua ở tiêu mức 87.500 đồng/kg.
Giá tiêu giảm mạnh xuống mức 88.500 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu, sau khi mất 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai thấp nhất được dao dịch quanh 85.000 đồng/kg.
Giá hạt tiêu tại thị trường nội địa giảm mạnh phiên sáng nay. Giá thấp nhất tại Gia Lai và Đồng Nai, trong khi Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn là địa phương có mức giao dịch hồ tiêu cao nhất cả nước.
Xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá, trong khi xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các chuyên gia, hiện chi phí nguyên liệu đầu vào tái sản xuất như phân bón, giá xăng vẫn đang tăng cao làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thu mua.
Điều này khiến người dân rất dè chừng trước việc chăm sóc và phát triển diện tích cây tiêu dù giá tiêu tăng cao trở lại.
Hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong năm 2021.
Tình hình xuất khẩu tiêu mới nhất: Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 46.653 tấn, tương đương 169,6 triệu USD, chiếm 21,9% trong tổng lượng và chiếm 23,6%.
Giá tiêu thế giới hôm nay 3/11
Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil sang Mỹ và Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng xuất khẩu sang Đức, Pakistan và đặc biệt là Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) lại tăng mạnh.
Tại nhiều nước, hiện chi phí vận chuyển đang tăng trong khi nguồn cung khan hiếm,đã gây ra những mối lo lắng về sự tăng giá hồ tiêu trên toàn thế giới trong thời gian tới.
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp Brazil (MAPA), có sắc lệnh mới về hô tiêu được cho là sẽ được áp dụng, vẫn chưa được công bố.
Nguyên nhân là do Hiệp hội Sản xuất hồ tiêu Brazil và một số tổ chức lớn đã đề nghị tạm hoãn thời điểm quy định có hiệu lực trong ít nhất một năm, để có đủ thời gian điều chỉnh cho các nhà xuất khẩu Brazil.
Đồng thời, họ cũng lo ngại việc áp dụng quy định đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng đã ký mà chưa được vận chuyển đến châu Âu, do xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng vận tải biển.