Theo đó, trước tình trạng các mặt hàng nông sản như thanh long, mít Thái, xoài bị ách tắc tại các cửa khẩu phải quay đầu về tiêu thụ nội địa, các chủ hàng mất hàng tỷ đồng thì các doanh nghiệp chuối vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc ổn định.
Cụ thể, các doanh nghiệp vẫn đáp ứng tốt các đơn hàng nhờ vào việc vận chuyển bằng... đường biển thay vì đường bộ như các mặt hàng nông sản khác, đồng thời các đơn vị sản xuất đảm bảo, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hòa theo đúng quy định của nước bạn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc đã chủ động ký hợp đồng với các hãng tàu nên hạn chế được việc kẹt hàng, tồn đọng hàng tại các kho, bãi…
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chủ động ký hợp đồng với các hãng tàu từ trước, do vậy trong những trường hợp khẩn cấp, các hãng tàu sẽ ưu tiên cho những khách hàng lâu năm trước" - bà Vân nói.
Bộ Công Thương cho rằng, dù xuất khẩu bằng đường nào thì các mặt hàng nông sản của Việt Nam cần phải đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng đầy đủ các điều kiện tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Bình Thuận khuyến cáo không đưa thanh long lên cửa khẩu
Bình Thuận khuyến cáo không đưa thanh long lên cửa khẩu chờ xuất sang Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc, tồn đọng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân.
Tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đảm bảo, đáp ứng thị trường tiêu thụ, đồng thời cung cấp mã số vùng trồng để đáp ứng đúng yêu cầu.
Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên vỏ bao bì và thùng carton thanh long để đảm bảo không có virus.